Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Cách lựa chọn giày thể thao thích hợp khi tập luyện

Cách lựa chọn giày thể thao thích hợp khi tập luyện

Cách lựa chọn giày thể thao thích hợp khi tập luyện

Tác giả: Trần Thúy Hằng/18 Tháng Mười 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Rate this article:
No rating

Nếu bạn đã từng đến hiệu giày thể thao, bạn sẽ thấy hằng hà sa số các loại giày được bày bán. Sự đa dạng này phục vụ cho nhiều hình thức luyện tập khác nhau.

Đôi giày phù hợp với tôi là gì? Câu trả lời tùy thuộc vào loại hình luyện tập hoặc các hoạt động cũng như tần suất luyện tập. Nếu bạn tham gia bất kì hoạt động thể thao đặc thù nào tối thiểu 2 đến 3 lần một tuần, chắc chắn bạn cần một đôi giày thể thao rất "đặc biệt" ch môn thể thao đó.

Dưới đây là vài gợi ý để bạn lựa chọn giày thể thao phù hợp nhất cho mình.  

Đi bộ và tập thể dục thẩm mĩ

Phần lớn mọi người tập thể dục nói chung, bao gồm đi bộ, tập luyện ở phòng gym hoặc thể dục theo nhóm. Trong trường hợp này, hãy chọn giày nhẹ và đế mỏng hơn so với giày chạy một chút. Giày có phần nửa trước cần dẻo dai hơn, phần lớn đệm và lót sẽ nằm ở phần gót.

Điều quan trọng cần lưu ý là không sử dụng giày này để chạy vì bạn cần nâng đỡ bàn chân nhiều hơn khi chạy.

Chạy

Nếu bạn mới tập chạy, thay vì bắt đầu bằng đôi giày cũ tìm thấy trong nhà, tốt nhất là mua một đôi giày mới vì giày có xu hướng bị mất độ cứng và độ nâng đỡ sau một khoảng thời gian.

Khi chạy là một hoạt động tập luyện thường xuyên của bạn, đôi giày chính là khoản đầu tư hiệu quả nhất. Chi tiền cho đôi giày phù hợp sẽ tránh được nguy cơ về chấn thương, mất thời gian, đau đớn và chi phí hồi phục sau chấn thương.

Nếu chân bạn có bề ngang rộng

Một điều cần lưu ý khi mua giày là một số nhãn hàng có cả phiên bản rộng và hẹp chiều ngang cho cùng một size chân. Hãy để ý xem loại giày bạn định mua có lựa chọn này hay không hoặc thử sang các nhãn hàng khác nhau. Chẳng hạn, cùng là size 8 nhưng kích cỡ nhãn hàng này có thể khác nhãn hàng kia.

Hãy bỏ thời gian để lựa chọn giày phù hợp và tốt nhất là hãy đi thử vào chân, bạn cần cảm thấy thoải mái, không bị bó chặt ở bề ngang hay bề dày của đôi giày.

Nếu bạn thừa cân

Nếu bạn thừa cân, hãy tìm giày có đệm dày hơn, tránh kiểu giày tối giản hay giày có rất ít đệm. Nếu không chọn được, hãy hỏi loại giày chạy trung tính/bình thường ở cửa hàng. Bạn sẽ không cảm thấy quá bất tiện với một đôi giày loại trung. Nhưng lưu ý là giày nên cứng trừ phần mũi chân và tổng thể không được quá nặng.  

Vấn đề về kích cỡ

Đôi giày chạy đúng kích có nghĩa là khi bạn đi vào sẽ có khoảng trống khoảng 1 cm ( bằng với độ rộng ngón trỏ) giữa ngón chân dài nhất và điểm tận cùng của mũi giày.

Hãy thử giày với loại tất bạn thường đi (về độ dày, về kích thước tất…) và đảm bảo giày đi vẫn thoải mái. 

Đổi giày

Một điều cũng rất quan trọng là thay đổi giày sau một thời gian sử dụng. Theo quy tắc thông thường, hãy mua một đôi giày mới sau khi chạy 500 đến 750 km. Đôi giày có thể trông vẫn ổn, ít khi bị lỗi, rách, thậm chí đế giày vẫn tốt. Tuy nhiên, giày không còn đủ khả năng hỗ trợ cần thiết để bạn có thể chạy tốt. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu hoặc đau ở chân trong khi chạy nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng chúng.

Nếu bạn không thường xuyên chạy nhiều và không bao giờ đạt quãng đường chạy như trên trong một năm, tốt nhất vẫn nên đổi giày tối thiểu một năm một lần. Mua một đôi giày mới và dùng đôi cũ để tập gym hay các hoạt động khác không phải chạy.

Các môn thể thao đặc thù

Nếu bạn tham gia các môn thể thao như tennis, bóng rổ v.v… tốt nhất là mua một đôi giày phù hợp với riêng môn thể thao đó.

Điều cần lưu ý là, giày chạy thiết kế cho các tư thế chạy nhưng không hỗ trợ chuyển động bên/ngang vì vậy không có tính ổn định ở hai bên. Trong khi đó, tính ổn định ở hai bên rất quan trọng trong các môn thể thao như tennis và bóng rổ. Bạn sẽ dễ bị bong gân hoặc các chấn thương khác nếu sử dụng giày chạy cho các hoạt động thể thao này. Phần lớn giày bóng rổ được thiết kế để hỗ trợ nhiều hơn xung quanh mắt cá chân để ngăn ngừa bong gân v.v…

Đạp xe

Nếu bạn thường xuyên đạp xe, nhiều khả năng bạn cần sử dụng đòn chêm. Nếu bạn không cần sử dụng đòn chêm hoặc mới tham gia đạp xe tập luyện, dùng giày chạy bình thường là đủ.

Điều mấu chốt cần lưu ý là khi bạn dùng giày chạy mà không dùng đòn chêm, khó có thể kiểm soát vị trí đặt chân lên pedal và chân có thể trượt sang vị trí sai (vị trí lý tưởng là phần trước của chân, trước gan bàn chân và sau ngón chân, đặt lên pedal, ngón chân chỉ về phía trước và cùng đường thẳng với pedal). Phần lớn chúng ta có xu hướng đặt gan bàn chân vào pedal. Điều này có thể gây đau đầu gối v.v… Đạp xe không đúng cách còn gây ra đau và khó chịu khi thực hiện trong thời gian dài.

Những lưu ý bổ sung

Khi bạn tìm được đôi giày phù hợp cho bản thân, nên mua cùng nhãn hàng và chủng loại khi cần thay đôi giày mới.

Đừng thử nghiệm nếu bạn thấy đôi giày khác có màu đẹp hơn hay kiểu dáng bắt mắt hơn. Bạn sẽ phải dành thời gian làm quen với nó để cảm thấy thoải mái.

Lần tới nếu bạn dự định mua giày tập luyện, dành thời gian và công sức mua đúng loại, chú ý trong quá trình sử dụng và thay đổi định kì để có thể trải nghiệm quá trình tập luyện mà không gây đau chân.

Print

Số lượt xem (207)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.