Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Chuyện học của "dân thể thao"

Chuyện học của "dân thể thao"

Chuyện học của "dân thể thao"

Chuyện học của "dân thể thao"

Tác giả: Đào Tiến Vinh/08 Tháng Chín 2015/Categories: Góc cảm nhận, Gương mặt thân quen

Rate this article:
No rating

Chuyện học văn hóa của VĐV, dù đã được nhắc tới nhiều, nhưng vẫn còn là những nỗi nhức nhối. Chồng lên những khó khăn thường trực của nghiệp thi đấu - tập luyện, có rất nhiều khúc mắc đang ám ảnh tương lai lâu dài trước mắt phần đông "dân thể thao".
Nỗi uẩn ức của những nhà vô địch
Đã từng có những hiện thực choáng váng tồn tại quanh "chuyện học hành" của "dân thể thao", tiêu biểu như ở đội tuyển cử tạ TP Hồ Chí Minh. Sau SEA Games 25, việc nhà vô địch Dương Thanh Trúc tiết lộ anh chưa học xong... lớp 4 khiến cả làng thể thao bị "sốc". Bỏ học rồi tập luyện từ năm 15 tuổi, giờ đã gần 30, hành trang để Trúc mang theo khi từ giã sự nghiệp vẫn chỉ là những bài tập tạ khô khan, những kinh nghiệm thi đấu khắc nghiệt...
"Đàn em" của Thanh Trúc, nhà vô địch SEA Games 27 Thạch Kim Tuấn, cũng chưa học xong cấp II. Từng lập nhiều chiến công cho thể thao nước nhà, với những tấm HCV ở các giải châu Á, thế giới và Olympic trẻ, nhưng Tuấn không được định hướng kỹ lưỡng bởi các nhà quản lý, để có thể duy trì học tập văn hóa song song với tập luyện.
HLV Huỳnh Hữu Chí thừa nhận: "Cả đội gần 20 VĐV lớn nhỏ, nhưng chưa ai học qua lớp 12. Các em đều bỏ học từ sớm để tập luyện, nên giờ đi học lại gặp rất nhiều khó khăn".
Một trường hợp khác, võ sĩ nhu đạo (judo) Tô Hải Long, từng vô địch SEA Games 26, nhưng cũng mới chỉ học hết lớp 11. Được đặc cách vào đại học, nhưng vì chưa tốt nghiệp THPT, nên Hải Long đành ngậm ngùi chia tay giấc mơ làm HLV sau khi giải nghệ. Hay như nhà vô địch SEA Games 27 Quốc Khánh (u-su). Anh vẫn chưa thể bước vào giảng đường đại học, dù đã 24 tuổi.
Hầu hết các VĐV đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, nên chuyện học hành thường bị buông lơi từ nhỏ. Bước vào môi trường tập luyện thể thao, với tính chất đặc thù (tập luyện, thi đấu quanh năm), việc học "chẳng khác nào đánh đố".
Thi cử thật sự là những nỗi ám ảnh. Hầu hết các VĐV bị nợ môn, cá biệt có trường hợp của tay vợt bóng bàn Đoàn Kiến Quốc (nợ gần 40 môn, phải nộp lệ phí tới... 300 triệu đồng để thi lại và học lại). Cho đến giờ, ở tuổi 35, Kiến Quốc đã phải xin chia tay đội tuyển quốc gia, để học cho xong đại học. Ngay cả những VĐV rất giàu quyết tâm và nghị lực cũng phải "vật vã lắm" mới có tấm bằng trong tay.
"Cái khó bó cái khôn" 
Phấn đấu đạt thành tích quốc tế, để được đặc cách học đại học, và rồi ra trường làm HLV là con đường rất nhiều VĐV lựa chọn. Tuy nhiên, chuyện học văn hóa với VĐV, từ cấp tiểu học, trung học hay đại học đều đang rất bất cập. Thậm chí, có một thực tế, ngay cả khi cầm tấm bằng cử nhân trong tay, nhiều người vẫn phải chọn ngã rẽ khác. Trong làng thể thao, rất ít những gương mặt "sống khỏe với nghề", như trường hợp của Tiến Minh (cầu lông) hay Quang Liêm (cờ vua)..., những người chắc chắn không phải lo nghĩ nhiều về tương lai.
Thực tế, tại Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh đã thành lập các trường Năng khiếu Thể dục - Thể thao, để các VĐV vừa tập luyện, vừa học tập. Có điều, hoạt động của những cơ sở này lại kém hiệu quả, khi VĐV thường học đối phó, còn sự phối hợp giữa nhà trường và bộ môn chủ quản lại tương đối hời hợt.
Nhiều VĐV mong muốn sau khi giải nghệ, họ có thể trở thành HLV hoặc cán bộ ngành thể thao, nhưng không phải ai cũng có "suất" biên chế. Phần đông chỉ có thể trở thành HLV tuyến trẻ, với công việc và đồng lương "phập phù". Không phải ngẫu nhiên, có những VĐV sau khi ra trường quyết định "chuyển nghề". Hàng loạt "gương mặt vàng" của đội tuyển u-su (wushu) như Trà My, Mai Phương, Thùy Linh... giờ không ai theo nghiệp thể thao.
Và bởi vậy, HLV Nguyễn Thị Nhung (đội tuyển bắn súng) nhấn mạnh: "Những người làm quản lý cần phải làm công tác tư tưởng cho các VĐV về định hướng nghề nghiệp. Khi các em đi học đại học rồi, cũng cần được tạo điều kiện tối đa nhất".
Tầm nhìn chiến lược là như thế, nhưng hiện thực hóa những ý tưởng đó lại hoàn toàn không dễ dàng. Đã có những câu hỏi, rằng vì sao ngành thể thao không xây dựng những trung tâm đào tạo kết hợp học văn hóa ngay từ nhỏ - như mô hình của Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai? Tuy nhiên, với số lượng hàng nghìn VĐV trên cả nước, kinh phí đòi hỏi cho mô hình này sẽ vô cùng lớn. Vì thế, cho đến giờ, dù nhìn nhận rất rõ vấn đề, ngành thể thao cũng vẫn chưa thể quan tâm "tới nơi tới chốn" đến chuyện học của các VĐV. Miễn sao cứ phát triển chuyên môn, có thành tích là tốt rồi. Còn VĐV vẫn đa phần sẽ phải "tự thân vận động", cứ lo thi đấu hay cố gắng có tấm bằng, rồi..."mọi chuyện tính sau".
Cứ thiếu những chuyển động quyết liệt như thế, có gì đáng ngạc nhiên khi các em đội tuyển bóng đá U19 quốc gia được xem là "của hiếm", với cái nền văn hóa rất chắc chắn của mình?.
"HLV cũng thiếu học HLV Việt Nam có chuyên môn tốt, nhưng khả năng nắm bắt luật thi đấu mới của thế giới hay những cải tiến về giáo án tập luyện còn rất hạn chế. Đặc biệt, phần lớn các HLV không thông thạo tiếng Anh, nên khi đi thi đấu nước ngoài, các HLV không thể phản biện tổ trọng tài khi xảy ra tranh cãi. Được biết, ngay trước ASIAD 17 diễn ra vào cuối năm nay, Tổng cục Thể dục, Thể thao sẽ đào tạo cấp tốc ngoại ngữ cho các HLV."

theo nhandan.com.vn


Print

Số lượt xem (873)/Bình luận (0)

Tags:
Đào Tiến Vinh

Đào Tiến Vinh

Other posts by Đào Tiến Vinh

Comments are only visible to subscribers.