Ngay sau Lễ khai mạc Đại hội (26/10), các VĐV NKT Việt Nam đã tham dự thi đấu và giành được 8 HCV, 1 HCĐ do công của Ngọc Hiệp Nhảy xa; Phạm Thị Bình nội dung 100m và 200m hạng thương tật T12 lứa tuổi 16- 17; Nguyễn Thị Trang nội dung 100m và Nhảy xa hạng thương tật T/ F11 lứa tuổi 14- 15; Nguyễn Thị Quỳnh Trang nội dung 100m hạng thương tật T12 lứa tuổi 18- 19; Nguyễn Thị Minh Thu; 2 HCV môn Cờ vua hạng thương tật B1 và B2 + B3. Chiếc HCĐ duy nhất trong ngày thi đấu đầu tiên thuộc về Nguyễn Cường Thịnh môn Bóng bàn.
Ở ngày thi đấu thứ 3 (28/10), đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam giành thêm 5 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ ở các môn: Bơi, Cử tạ và Điền kinh. Các HCV thuộc về Lê Đinh Thu nội dung 100m Bơi ngửa hạng thương tật S11 lứa tuổi 16 - 17; Nguyễn Ngọc Hiệp nội dung 200, hạng thương tật T11 lứa tuổi 19 - 20; Nguyễn Thị Trang 200 m hạng thương tật T11 lứa tuổi 14 - 15; 400m thành tích 1'20"20; Nguyễn Thị Quỳnh Trâm 200m, hạng thưong tật T12 lứa tuổi 18 - 20. 1 HCB của Trương Quang Gon.100m tự do hạng thương tật S10 lứa tuổi 16 - 17; HCĐ của Dương Văn Ngọc nội dung 100m ngửa, hạng S11, lứa tuổi 16 - 17.
Bước sang ngày thi đấu thứ 4 (29/10), các VĐV NKT Việt Nam tiếp tục giành thêm 2 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ. 2 HCV có được do công của Nguyễn Thị Diệu Hà 100m Ếch lứa tuổi 16 - 18; Nguyễn Ngọc Hiệp 400m hạng thương tật T 11 lứa tuổi 18 - 19. Hai HCB do công của Trần Mạnh Tùng T 11 lứa tuổi 18 - 19; Trương Quang Gon 400m tự do lứa tuổi 14 - 16; Nguyễn Thị Minh Thu và Trần Thị Kim cùng giành HCĐ đồng đội nữ môn Cờ Vua...
Trong ngày 30/10, ngày thi đấu cuối cùng của Đại hội, đoàn TTNKT Việt Nam tiếp tục dự tranh ở những nội dung còn lại của môn Bơi. Trong ngày thi đấu này, Trương Quang Gon đã xuất sắc mang về thêm cho đoàn TTNKT Việt Nam 1 HCV, 1 HCB ở các nội dung lần lượt 100m tự do và 200m tự do hạng thương tật S8 lứa tuổi 14 - 16.
Với chỉ hơn 20 VĐV dự thi 7 trong tổng số 15 môn, đoàn TTNKT Việt Nam đã xuất sắc giành được 16 HCV, 4 HCB và 3 HCĐ xếp vị trí thứ 6/30 quốc gia tham dự. Thành tích này cho thấy khả năng, nghị lực của các VĐV ở độ tuổi rất trẻ. Có thể thấy sự nỗ lực của những VĐV còn rất trẻ lứa tuổi 14 - 15 như Nguyễn Thị Trang, Trương Quang Gon... cùng với các VĐV lứa tuổi 18 - 19 thực sự sẽ trở thành thế hệ VĐV nối tiếp của Thể thao NKT Việt Nam tham gia tranh tài tại các sân chơi thể thao lớn trong thời gian tới.
Đại hội thể thao Người khuyết tật trẻ châu Á lần thứ 3 bao gồm 15 môn thi đấu, đoàn Paralympic trẻ Việt Nam dự tranh 7 môn: Điền kinh, Bơi lội, Cờ vua, Judo, Cử tạ, Cầu lông và Bóng bàn. Lễ khai mạc Đại hội đã được tổ chức tại Nhà thi đấu Putra Bukit Jali, với 1224 HLV, VĐV, cán bộ, trong đó có tới 930 VĐV người khuyết tật của 30 quốc gia khu vực châu Á tham dự.
Đây là kỳ giải thứ 3 được tổ chức nhưng mới chỉ là lần thứ 2 Việt Nam cử lực lượng tham gia. Lần 1, năm 2003, giải được tổ chức tại Hồng Kông với 3 môn thể thao, đoàn Việt Nam chỉ cử vài VĐV tham dự. Lần thứ 2 - năm 2009, tại Tokyo, tổ chức thi đấu 5 môn, Việt Nam không tham gia do bận chuẩn bị cho ParaGames tại Thái Lan.
|
A.T