Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Đánh máy quá mức tiềm ẩn nhiều nguy hại cho xương khớp

Đánh máy quá mức tiềm ẩn nhiều nguy hại cho xương khớp

Đánh máy quá mức tiềm ẩn nhiều nguy hại cho xương khớp

Tác giả: Trần Thúy Hằng/18 Tháng Mười 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Rate this article:
No rating
Việc ngồi đánh máy cả ngày là một trong những vấn đề nghiêm trọng gây ra cho đôi tay

Do đó, nếu công việc bạn bắt buộc phải đánh máy nhiều thì bạn cần lưu ý bảo vệ sức khỏe đôi tay để không mắc phải các tác hại của việc gõ máy tính thường xuyên dưới đây.

Bong gân, viêm dây chằng

Đánh máy liên tục có thể gây áp lực lớn lên các ngón tay, làm tay bị đau nhức, tê buốt, lâu dần sẽ làm mòn các dây gân, viêm dây chằng đến mức bạn không thể tiếp tục làm việc. Biểu hiện bệnh là các ngón tay đau nhức, sưng tấy, thậm chí có người còn không cử động được các ngón tay.

Hội chứng ống cổ tay

Nếu đôi tay bạn đang bị bệnh thì việc gõ máy tính nhiều sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề

Hội chứng ống cổ tay gây ra là do dây thần kinh ở giữa cổ tay bị chèn ép. Triệu chứng ban đầu có thể là tay bị ngứa râm ran, tê bì, đau nhức, nặng hơn có thể co duỗi không được, cầm nắm vật dụng không xong...

Nhà nghiên cứu Johan Andersen, tiến sĩ tại bệnh viện Herning ở Đan Mạch cho biết nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay do gõ máy tính nhiều thật sự không cao nhưng nó vẫn hoàn toàn có khả năng xảy ra nếu bạn không lưu ý đến sức khỏe đôi tay. Đặc biệt, nếu đôi tay bạn đang có nguy cơ bị bệnh thì việc gõ máy tính nhiều sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề.

Một cuộc nghiên cứu đăng trong Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ với sự tham gia của hơn 5.600 người từ hơn 3.500 công ty tại Đan Mạch, những nơi mà nhân viên chủ yếu sử dụng máy tính. Kết quả cho thấy có khoảng 11% nhân viên bị ngứa ran và tê tay mà có liên quan đến hội chứng ống cổ tay. Đặc biệt, theo nghiên cứu này thì ngoài việc đánh máy nhiều, thói quen dùng chuột hơn 20 giờ mỗi tuần cũng làm gia tăng hội chứng này.

Làm bệnh viêm khớp nghiêm trọng hơn

Căn bệnh thường gặp ở người già này đã xuất hiện rất nhiều ở giới trẻ. Cơn đau ở các ngón tay ban đầu chỉ là âm ỉ nên dễ bị bỏ qua. Sau một thời gian, nếu không chữa trị đúng cách thì bệnh viêm khớp ngày càng trầm trọng hơn, gây ra sưng tấy kèm những cơn đau nhức không chịu đựng được. Thậm chí, nếu để nặng hơn thì các khớp sẽ tự hủy gây ra dính khớp, biến dạng khớp.

Ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương

Đánh máy quá nhanh khiến cơ bắp và dây chằng ở tay bị chấn thương 

Việc chúng ta duy trì tư thế ngồi đánh máy lâu trước màn hình máy tính sẽ gây ra các vấn đề như căng cơ xương bả vai, duỗi đốt sống cổ và đốt sống lưng quá mức, co cơ ngực, căng cơ gấp cẳng tay. Đặc biệt, bộ phận chịu đau mỏi nhiều nhất là cổ và bả vai, bởi đây là điểm tựa cho cánh tay và bàn tay thực hiện động tác đánh máy. Hơn thế nữa, khi chúng ta sử dụng laptop, do màn hình và bàn phím rất gần nhau, nên chúng ta thường phải nâng cánh tay và vai cao lên để có vị trí đánh máy thoải mái và nhanh nhất. Từ đó gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống cơ xương của mỗi người.

Cách khắc phục

Mặt bàn: Khi ngồi vào bàn, đùi phải để bằng phẳng, không được để kẹt dưới gậm bàn; các vật dụng thường dùng trên bàn nên đặt ở vị trí có thể dễ dàng với tay tới được, mà không cần khom lưng.

Màn hình: Phải đặt thẳng trước mặt, khoảng cách với mắt ít nhất bằng độ dài một cánh tay duỗi (40cm), nếu cự ly này mà vẫn nhìn không rõ, chứng tỏ phải điều chỉnh lại số mắt kính của bạn. Độ cao của màn hình phải thấp hơn tầm mắt bạn khi nhìn ngang, thậm chí góc nhìn có thể xuống dưới 40 độ. Cần chú ý nguồn sáng, có thể đặt một chiếc gương nhỏ phía trước màn hình để kiểm tra liệu có thể nhìn thấy vật thể sáng hoặc nguồn sáng từ trong gương, điều chỉnh màn hình để nhìn thấy ít ánh sáng nhất, để giảm nhiễu.

Bàn phím: Vị trí của bàn phím cũng phải ở thẳng trước mặt, độ cao tốt nhất là khi bạn để tay lên bàn phím, cánh tay có thể đặt xuống nhẹ nhàng, sát vào hai bên cơ thể, khuỷu tay gập khoảng 90 độ.

Con chuột: Đặt cao ngang với bàn phím, không nên để quá cao, cố gắng để con chuột ở vị trí gần đường giữa của cơ thể, nhất là những người làm công việc đồ hoạ máy tính thường xuyên phải sử dụng chuột.

Print

Số lượt xem (169)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.