Cụ thể, 4 phần chính của Đề cương Đề án gồm: Thực trạng trình độ ngoại ngữ và chuyên môn của cán bộ ngành TDTT; Những yếu tố tác động, nhu cầu và mục tiêu nhiệm vụ của việc đào tạo trong xu thế hội nhập quốc tế; Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và tham gia bộ máy điều hành các tổ chức thể thao quốc tế và điều hành các giải đấu thể thao quốc tế; Tiến hành tổ chức thực hiện trong đó chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1 đến năm 2015 và giai đoạn 2 từ năm 2016 đến 2020).
5 nhiệm vụ chính được đề cập tại Đề án gồm: Thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ quản lý, HLV và trọng tài đang công tác trong lĩnh vực TDTT; Khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn TDTT tại một số nước trong khu vực và thế giới qua đó vận dụng cho Việt Nam; Nghiên cứu các quan điểm phát triển bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho các cán bộ TDTT khi hội nhập quốc tế; Nghiên cứu mục tiêu và dự báo nhu cầu phát triển trình độ cán bộ TDTT về chuyên môn và ngoại ngữ theo hướng chuyên nghiệp; Nghiên cứu, luận chứng cho việc đề xuất các giải pháp phát triển và nâng cao trình độ cho các cán bộ ngành TDTT.
Đề án sẽ được triển khai thực hiện tại các Sở VH,TT&DL, các hiệp hội, liên đoàn thể thao, các tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp về TDTT trên phạm vi toàn quốc.
A.T