Nhiều trò chơi dân gian mang tính cộng đồng, có ý nghĩa thiết thực trong giáo dục, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc, thu hút hàng vạn người tham gia đã được phục dựng và tổ chức trong dịp Tết như: Đua thuyền, Đua ghe truyền thống (Quảng Ngãi, Quảng Nam, Lâm Đồng...), Vật dân tộc (Thanh Hóa, Hậu Giang, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế…); biểu diễn Lân-Sư-Rồng và võ thuật; thi đấu cờ người; biểu diễn thả diều nghệ thuật (Khánh Hoà, Lâm Đồng...); Đua thuyền, Hội thi chạy vượt đồi cát Mũi Né; leo núi Tà Cú mở rộng... (Bình Thuận);
Một số địa phương tổ chức các giải thi đấu thể thao như: Giải Bóng chuyền nữ trẻ tỉnh Hậu Giang mở rộng 2013, Giải Đua Xe đạp tốc độ tỉnh mở rộng năm 2013 (Hậu Giang); thi bắn nỏ, kéo co, cờ tướng, chọi gà, ném còn, đẩy gậy, đập niêu (các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc); Giải Bóng đá công nhân, viên chức mừng Đảng - mừng Xuân; Giải trẻ Pencak Silat các CLB tỉnh; Giải Đua xe mô tô 125cc và 135cc các CLB mạnh toàn quốc 2013 (An Giang); Giải Cờ vua-cờ tướng trong khuôn khổ Đại hội thể dục thể thao Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V; Giải Cờ vua tỉnh mở rộng (Đồng Tháp)...
Cùng với các hoạt động thi đấu thể thao, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và du lịch cũng diễn ra rộng khắp như: Tổ chức các sự kiện văn hóa chào đón năm mới như: Phố Sách, Phố Hoa, Triển lãm, hội chợ Xuân, lễ hội đón giao thừa và bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật chào mừng năm mới… ;Tổ chức Tuần phim mừng Đảng, mừng Xuân với các chương trình phim Việt Nam mới, nội dung phong phú, phù hợp với không khí lễ hội và đón xuân tại các địa phương; Tổ chức các đội chiếu bóng lưu động với chủ đề “Đợt phim mừng Đảng, mừng Xuân”; tổ chức các hoạt động triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh kỷ niệm 83 năm thành lập Đảng và “Mừng Xuân Quý Tỵ - 2013”; trưng bày, triển lãm báo Xuân phục vụ nhân dân với thời gian trước, trong và sau tết Quý Tỵ năm 2013; Các sinh hoạt lễ hội truyền thống phong phú được nhiều địa phương coi trọng, duy trì, tổ chức đáp ứng được yêu cầu bảo tồn các giá trị văn hoá, thể thao truyền thống và nhu cầu sinh hoạt văn hoá-tín ngưỡng của nhân dân: Lễ hội ra quân đánh bắt hải sản ở Sa Huỳnh; lễ hội Đua thuyền truyền thống (Quảng Ngãi), lễ hội đền Đông Cuông, lễ hội đền Thác Bà (Yên Bái), lễ hội Đền Huyền Trân, Đền Trần Nhân Tông (Thừa Thiên Huế), lễ hội Lồng tồng (Hà Giang), lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn (Hà Nam), lễ hội Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa...
Ngoài những hoạt động truyền thống, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật Xuân Qúy Tỵ còn có nhiều chương trình mới, mang ý nghĩa nhân văn cao cả như các hoạt động hướng tới người nghèo, trẻ em đường phố, người có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Trong đó tiêu biểu phải kể đến: Chương trình “Hành trình nhân ái vui Tết Nguyên Đán cùng người nghèo năm 2013”; Hội thi “Bánh Tét vì người nghèo”; Chương trình nghệ thuật biểu diễn gây quỹ ủng hộ trẻ em, biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân tại các xã vùng sâu; các Hội Hoa Xuân, Hội sách Xuân (Hà Nội, Đồng Tháp...), Hội Đèn lồng Hội An lần thứ V (Quảng Nam), Hội vui Xuân Tết Quý Tỵ giới thiệu nét văn hóa đặc sắc tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội); Liên hoan Bánh dân gian (Đồng Nai, Đồng Tháp...); Lễ hội “Sắc Xuân bên dòng Sa Giang” (Đồng Tháp).
Các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức lồng ghép tạo không chỉ tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân mà qua đó còn góp phần giữ gìn, bảo tồn các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian truyền thống trong nhân dân. Đây cũng chính là dịp để các địa phương đẩy mạnh các hoạt động TDTT quần chúng, góp phần thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
VD (tổng hợp)