Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Giải Vô địch Điền kinh thế giới năm 2007

Giải Vô địch Điền kinh thế giới năm 2007

Giải Vô địch Điền kinh thế giới năm 2007

Giải Vô địch Điền kinh thế giới năm 2007

Tác giả: SuperUser Account/11 Tháng Mười Một 2008/Categories: Thể thao quốc tế

Rate this article:
No rating


Giải Vô địch Điền kinh thế giới (VĐ ĐKTG) lần thứ 11 diễn ra tại SVĐ Nagai - thành phố Osaka - Nhật Bản từ ngày 25/8 đến 02/9/2007. Đây là lần thứ hai Nhật Bản đăng cai tổ chức sự kiện thể thao quan trọng này.

Giải VĐ ĐKTG là sự kiện thể thao lớn nhất song hành cùng TVH Olympic và Giải vô địch Bóng đá thế giới. Giải lần đầu tiên được tổ chức tại Helsinki - Phần Lan vào năm 1983. Theo thông lệ, Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (LĐ ĐKQT) tổ chức sự kiện thể thao này 4 năm/một lần với các giải đã được tổ chức tại Rôma – Ytalia (1987); Tokyo - Nhật Bản (1991). Tuy nhiên, việc tổ chức giải 04/một lần sẽ có khó khăn đối với các VĐV xuất sắc nhất thế giới đua tài vì cơ hội gặp gỡ của họ rất ít, và họ chỉ có thể gặp nhau tại TVH Olympic hoặc tại một số giải thể thao có quy mô nhỏ với mục đích thương mại là chính. Do vậy, tại giải năm 1991 ở Nhật Bản, LĐ ĐKTG quyết định rút ngắn thời gian tổ chức giải xuống còn 02 năm một lần; từ đó tới nay, các giải diễn ra thường xuyên, năm 1993 tại Stuttgart – LB Đức; Gothenburg - Thuỵ Điển (1995); Athens – Hy Lạp (1997); Seville – Tây Ban Nha (1999); Edmonton – Canada (2001); Helsinki - Phần Lan (2005) và Osaka - Nhật Bản (2007).

Tại giải lần thứ 11 này có 3.200 VĐV, quan chức thể thao đến từ 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tham dự. Theo dự báo sẽ có khoảng 6,5 tỷ người của 190 quốc gia và vùng lãnh thổ được theo dõi các sự kiện diễn ra trong suốt quá trình của giải đấu. Năm 1991, Giải lần đầu tiên tổ chức tại Nhật Bản có 2.500 VĐV, quan chức thể thao đến từ 164 quốc gia và vùng lãnh thổ; sự kiện đáng nhớ nhất tại giải, đó là siêu sao Điền kinh Mỹ - Carl Lewis đã lập kỷ lục thế giới, cự ly 100m nam với thành tích 9giây86. Trong các kỳ tham dự giải, Nhật Bản giành tổng cộng 17 huy chương các loại (03HCV, 05 HCB và 09 HCĐ). Hy vọng, giải năm 2007, các VĐV của Nhật Bản cũng như các quốc gia khác sẽ lập được những kỷ lục thế giới mới. Từ giải lần đầu được tổ chức tại Helsinki (1983) đến nay, các VĐV đã xác lập được nhiều kỷ lục thế giới: (Năm 1983) Cự ly tiếp sức nam 4x100m - các VĐV Mỹ (E. King, W.Gault, C.Smith, C.Lewis ) lập với thành tích 37giây 86; 400 m nữ (47giây99) của J.Kratochvilova; năm 1987 có 02 kỷ lục của C. Lewis (VĐV Mỹ) 100m - 9giây93; nhảy cao nữ 2m09 của S.Kostadinova (Bungari); năm 1991 có 03 kỷ lục đều do các VĐV mỹ lập gồm C. Lewis - 100m, 9giây86, tiếp sức 4x100m nam 37giây50 (A.Cason, L.Burell, D.Mitchell, C.Lewis) và nhảy xa 8m95 của M.Powell; cũng tại giải 02 VĐV của Nhật Bản giành huy chương nội dung Marathon của nam và nữ; năm 1993 có 04 kỷ lục thế giới được xác lập ở các nội dung 110m rào của C.Jackson (Anh) với thành tích 12giây91; tiếp sức 4x400m nam của đội Mỹ thành tích 02phút54giây29; 400 m rào nữ 52giây74 của S.Gunnell (Anh) và Nhảy ba bước nữ 15m09 của A.Biryukova (Nga); năm 1995 có 03 kỷ lục thế giới các nội dung Nhảy ba bước nam 18m29 của J.Edwards (Anh); 400m Rào nữ 52giây61-K.Batten (Mỹ) và Nhảy ba bước nữ 15m50 của I.Kravets (Ucraina); năm 1997 không có kỷ lục thế giới được lập; năm 1999 có 01 kỷ lục của M.Johnson (Mỹ) cự ly 400m nam- 43giây18; năm 2001 và 2003 không có kỷ lục nào được xác lập; năm 2005 có 03 kỷ lục thế giới các nội dung: Nhảy sào nữ 5m01 của Y.Isinbaeva (Nga); phóng lao nữ 71m70 của O.Menéndez (Cu Ba); đi bộ 20km - 01giờ25phút41giây của O.Ivanova (Nga); năm 2007 tại Osaka ...

Cũng tại giải, LĐ ĐKQT sẽ tuyên chiến và quyết tâm thực hiện chương trình kiểm tra chống doping gắt gao bằng việc phối hợp chặt chẽ với tổ chức chống doping quốc tế (WADA) và tổ chức chống doping của Nhật Bản.

Trước khi diễn ra lễ khai mạc giải (25/8), các quan chức LĐ ĐKQT đã nhóm hợp và đưa ra mức hình phạt bắt buộc cho nghỉ thi đấu 04 năm đối với bất kỳ VĐV nào sử dụng doping và dự kiến sẽ kiểm tra hơn 1000 cuộc thử nghiệm (giải lần trước tại Phần Lan xét nghiệm 885 trường hợp).

Sau 03 ngày thi đấu, có 13 đoàn giành huy chương. Đoàn Mỹ tạm dẫn đầu với 02HCV, 01 HCB và 01 HCĐ. Tối nay, các nội dung thi đấu tiếp tục diễn ra từ 19giờ30 đến 22 giờ 20 gồm: Chung kết Ném búa nam; bán kết 100m nữ; chung kết nhảy ba bước nam; bán kết 1.500m nam; chung kết 10.000m nam và chung kết 100m nữ.

 

Đ.T tổng hợp

 

Print

Số lượt xem (930)/Bình luận (0)

Tags:
SuperUser Account

SuperUser Account

Other posts by SuperUser Account

Comments are only visible to subscribers.