Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Hiệu suất thể thao đỉnh cao phụ thuộc vào chu kỳ giấc ngủ

Hiệu suất thể thao đỉnh cao phụ thuộc vào chu kỳ giấc ngủ

Hiệu suất thể thao đỉnh cao phụ thuộc vào chu kỳ giấc ngủ

Tác giả: Ngô Thịnh Hường/19 Tháng Bảy 2021/Categories: Kiến thức thể thao

Rate this article:
No rating
Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng đối các vận động viên khi nhận thức được chu kỳ giấc ngủ của họ và dành thời gian để điều chỉnh khi di chuyển đến một quốc gia khác để thi đấu. Nhịp sinh học là các chu kỳ bên trong điều chỉnh các hệ thống hành vi và sinh lý khác nhau của cơ thể trong vòng 24 giờ. Các hệ thống khác nhau đạt đỉnh vào các thời điểm khác nhau trong ngày, vì vậy một số người tự nhiên thích hoạt động sớm hơn trong khi những người khác vui vẻ hơn khi hoạt động muộn hơn.
Trong nghiên cứu, 20 vận động viên có độ tuổi và thể lực tương tự được chọn tham gia bài kiểm tra sức bền tim mạch vào sáu thời điểm khác nhau trong ngày. Những người tham gia đại diện cho các mức độ dân số của kiểu sinh học sớm (28%), trung bình (48%) và muộn (24%). Các kiểu hình sinh học sớm hoạt động tốt nhất trong các thử nghiệm trước đó, tiếp theo là kiểu hình trung bình, và các kiểu hình muộn đạt đỉnh điểm vào buổi tối. Loại sớm và trung bình có sự thay đổi từ 7% đến 10% trong hoạt động thể chất của họ trong suốt cả ngày, nhưng loại muộn thay đổi tới 26%.
Nghiên cứu cho thấy yếu tố lớn nhất trong việc dự đoán hiệu suất là thời gian kể từ khi cơ thể bạn thức dậy tự nhiên. Các huấn luyện viên thể thao dường như đang nhận ra lợi thế cạnh tranh có thể đạt được khi làm việc với nhịp sinh học của vận động viên. Giáo sư Leon Lack từ Đại học Flinders đã làm việc với Socceroos trước thềm World Cup 2006 khi đội chỉ có vài ngày để điều chỉnh cho trận đấu vòng loại vào buổi tối ở Sydney năm 2005. Bác sĩ Lack đã tham khảo ý kiến bác sĩ của đội để tạo ra một kế hoạch ngủ và tiếp xúc với ánh sáng cho các cầu thủ.
Giáo sư Craig Duncan, giảng viên cao cấp tại Đại học Công giáo Úc, hiện đang làm việc với đội tuyển bóng đá quốc gia với tư cách là trưởng bộ môn khoa học thể thao cho Asian Cup cho biết: “Trong mọi nhóm mà tôi làm việc, chúng tôi theo dõi giấc ngủ. Nó rất quan trọng và cùng với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, nó là nền tảng của sự phục hồi”. Bác sĩ Duncan cũng cho biết thêm“Nếu các cầu thủ gặp vấn đề về giấc ngủ, có thể thực hiện các điều chỉnh để nâng cao chất lượng và số lượng giấc ngủ"
Gián đoạn giấc ngủ ảnh hưởng đến đồng hồ bên trong cơ thể. Theo Giáo sư Rajaratnam, có một sự thống nhất rằng để điều chỉnh theo chênh lệchvề múi giờ có thể mất đến vài ngày, tuy nhiên điều đó có thể đạt được nhanh hơn với việc tăng cường tiếp xúc với ánh sáng vào những thời điểm thích hợp trong ngày và tránh ánh sáng vào những thời điểm khác. Đối với những vận động viên muốn tập luyện vào buổi sáng, điều quan trọng là điều chỉnh hoạt động và tiếp xúc với ánh sáng. Giáo sư Rajaratnam giải thích: “Nếu bạn thuộc tuýp người thích buổi tối, về lý thuyết, bạn có thể trở thành thuộc tuýp người thích buổi sáng hơn bằng cách tăng mức độ tiếp xúc với ánh sáng vào buổi sáng và giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng vào buổi tối”. Điều này vẫn còn phải được nghiên cứu thêm.
Đỗ Ngọc Minh biên dịch
Print

Số lượt xem (427)/Bình luận (0)

Tags:
Ngô Thịnh Hường

Ngô Thịnh Hường

Other posts by Ngô Thịnh Hường

Comments are only visible to subscribers.