Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Hiểu thế nào về sức mạnh bộc phát trong thể thao

Hiểu thế nào về sức mạnh bộc phát trong thể thao

Hiểu thế nào về sức mạnh bộc phát trong thể thao

Tác giả: Biên tập tin bài/18 Tháng Năm 2021/Categories: Kiến thức thể thao

Rate this article:
3.8
Sức mạnh bộc phát thực sự là gì?
Ngay cả hiện nay, sức mạnh bộc phát cũng chỉ là một từ ngữ thông dụng, bởi vì không có tiêu chuẩn thực sự tồn tại để chỉ ra một vận động viên có thể bung một lực rất lớn một cách nhanh chóng. Khả năng bật nhảy cao hoặc gánh tạ đứng lên ngồi xuống không thực sự là thước đo rõ ràng về sự bộc phát và các huấn luyện viên đôi khi sử dụng định nghĩa tốc độ phát triển lực (rate of force development - RFD) để thay thế cho nó.
Tính bộc phát là khả năng thể hiện mức độ sức mạnh tăng cao trong một khung thời gian ngắn.
Có hai điểm định nghĩa quan trọng về định nghĩa này. Đầu tiên là việc không sử dụng các thuật ngữ “sớm” hoặc “bắt đầu” vì nhiều lý do. Tốc độ phát triển lực thường được coi là một đại diện gần gũi cho sự bộc phát, bởi vì cả hai đều tương tự nhau về hiệu lực tăng nhanh, nhưng từ khóa “phát triển” là điểm khác biệt chính. RFD thường được hình dung khi bắt đầu co cơ và mặc dù nó gần giống khái niệm nhưng sự bùng nổ không hạn chế sự phát triển của sức mạnh, chỉ là sự gia tăng nhanh chóng về lực hoặc sức mạnh bổ sung.
Những điểm giống và khác nhau của tính bộc phát và tốc độ phát triển lực-RFD. Ví dụ tốt nhất mà tôi có thể đưa ra cho một huấn luyện viên quen thuộc với các động tác bật nhảy tại chỗ từ tư thế ngồi xổm và bài tập cử tạ từ sàn là lần kéo thứ hai có thể bung ra sức bộc phát sau khi đòn tạ vượt qua đầu gối, nhưng nó có thể có RFD tuyệt vời khi bắt đầu động tác. Nhảy bật tại chỗ từ tư thế ngồi xổm thì khác - chúng phải truyền lực càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt.
Về mặt kỹ thuật, tốc độ của lực có thể được đo sau khi bắt đầu, nhưng RFD cực kỳ nhạy cảm vì khung thời gian là mili giây. Đây là khoảng thời gian quá mỏng đến mức hầu hết các bài kiểm tra và đánh giá đều không hợp lệ. Ngay cả với một tấm lực kế, các khả năng bộc phát cũng đòi hỏi những nguồn lực khổng lồ và sự tinh thông để khám phá những gì đang xảy ra và chỉ khi quy trình này diễn ra kín đáo. Riêng RFD thì gần như vô dụng nếu không thấy được toàn bộ sự kiện và biết cách kết nối lực và thời gian trong lần thực hiện gắng sức.
Tóm lại, sức mạnh bộc phát (explosive strength/ explosive power): Khả năng khai triển năng lượng trong một hành động bộc phát hoặc trong một loạt động tác mạnh mẽ, đột ngột như khi nhảy hoặc phóng một vật thể nào đó, đi càng xa càng tốt.
(Nguồn: Oxford Dictionary of Sports Science and Medicine, Oxford University Press, 1994)
Khái niệm về tính bộc phát thường rất khó xác định
Một phẩm chất quan trọng nữa của cơ thể là sức mạnh bộc phát, nghĩa là khả năng huy động sức mạnh lớn nhất trong một thời gian rất ngắn.
Sức mạnh bộc phát đòi hỏi cả khả năng phối hợp lẫn sức mạnh. Đối với hạnh vi vận động có sức cản càng lớn thì sức mạnh càng trở nên quan trọng. Ví dụ, so sánh việc ném một quả cầu lông với việc ném một quả bóng nhồi nặng 2 kg. Tương tự như vậy, bật nhảy thẳng đứng bằng một chân từ tư thế xuất phát tại chỗ sẽ đòi hỏi nhiều sức mạnh hơn so với bật nhảy bằng hai chân.
Trong các động tác nhanh, sự phối hợp và kỹ thuật là rất quan trọng: nhịp độ nhanh làm cho toàn bộ động tác được hoàn tất trong thời khắc ngắn ngủi. Do vậy việc huy động được một số lượng tố đa các sợi cơ vào hoạt động một cách trực tiếp, đúng trình tự và đúng thời điểm là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nói cách khác, sức mạnh bộc phát liên quan tới khả năng thực hiện càng nhanh càng tốt một động tác có trở lực lớn.
Sức mạnh bộc phát còn được sử dụng cho những động tác thậm chí còn nhanh hơn với sức cản nhỏ hơn; động tác vụt cầu là ví dụ điển hình của trường hợp này.
Khái niệm về tính bộc phát thường rất khó xác định. Nó thường bao hàm những đặc tính quan sát được trên sân như một vận động viên bộc phát nhảy lên cao, thay đổi phương hướng một cách nhanh chóng, xuất hiện ở mọi chỗ một cách nhanh nhạy. Do vậy tính bộc phát chính là sự kết hợp liên hoàn của khả năng phối hợp vận động và các đặc tính của cơ bắp. Trong điều kiện thực tế, hầu như tất cả các động tác bộc phát đều bắt đầu bằng một cử động ngược chiều có tính nhượng bộ, qua đó sức mạnh được tạo ra sẽ được tăng lên một cách đột ngột. Hiện tượng này gọi là ứng xuất trước, nghĩa là sức căng có ở trong cơ ngay từ trước khi khởi đầu một động tác vận động theo hướng mong muốn.
(Nguồn: NHT, NQB, Huấn luyện thể lự cho VĐV Cầu Lông, NXB TDTT Hà Nội, 2000).
Chỉ số đo lường của sức mạnh bộc phát
Trong thực tiễn và trong các tài liệu khoa học thường gặp khái niệm sức mạnh bộc phát.
Có thể định nghĩa sức mạnh bộc phát là khả năng con người phát huy một lực lớn trong khảng thời gian ngắn nhất. Để đánh giá sức mạnh bộc phát người ta thường dùng chỉ số sức mạnh tốc độ: I=(F max)/(t max)
Trong đó: I là chỉ số sức mạnh tốc độ; Fmax là lực tối đa phát huy trong động tác; tmax là thời gian đạt được trị số lực tối đa.
(Nguồn: Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, Lý luận và phương pháp Thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội, 2000).
Sức mạnh nhanh : Là sức mạnh được xác định theo công thức sau: lực = khối lượng x gia tốc, trong đó thành phần gia tốc đóng góp nhiều hơn khối lượng. Sức mạnh nhanh rất quan trọng để tạo ra sức mạnh bộc phát.
(Nguồn: Oxford Dictionary of Sports Science and Medicine, Oxford University Press, 1994).
Tính bộc phát là di truyền hay có thể huấn luyện được?
Có lẽ thuật ngữ được nói đến nhiều nhất với các vận động viên là "bộc phát", vì cả huấn luyện viên và người hâm mộ bình thường đều gắn điều đó với những tài năng. Bộc phát nghe có vẻ rất hay đối với tai và đối với bản thân, nhưng cũng rất dễ đánh giá nó một cách không chính xác. Ngoài việc đo lường tính chất bộc phát, việc huấn luyện đặc tính sức mạnh này thậm chí còn khó hơn, vì rất khó để tìm được những tri thức khoa học và thực hành còn rất hạn chế về vấn đề này.
Nếu bạn muốn phát triển các vận động viên tốt hơn, thì cần phải tìm hiểu về sinh lý thần kinh cũng như nhu cầu huấn luyện với việc tập luyện sức mạnh bộc phát. Trong bài viết này, tác giả xin giới thiệu sơ bộ những cách thực dụng nhất để cải thiện sức mạnh bộc phát với những đòi hỏi về khiến thức khoa học thể thao hiện có.
Do cự ly chạy 100m thi đấu ở mọi kỳ Thế vận hội, nên mọi người coi thời gian phản ứng và sức mạnh bộc phát là yếu tố di truyền. Những gì chúng ta biết về sức mạnh bộc phát và cách nó được bung ra từ nghiên cứu về tốc độ phát triển lực. Trong khi việc đo lường RFD còn có nhiều tranh cãi, chúng ta thấy rằng có một số yếu tố bên ngoài huấn luyện cũng góp phần làm tăng RFD và các số đo tương tự.
Có thể nói rằng cả di truyền và huấn luyện đều đóng vai trò quan trọng trong việc một người nào đó sẽ bộc phát như thế nào, nhưng hãy nhớ rằng bộc phát không có nghĩa là bạn có tốc độ và có tốc độ không có nghĩa là bạn bộc phát trong mọi hoạt động.
Khả năng bộc phát rất cụ thể và có sức mạnh ban đầu lớn không có nghĩa là bạn sẽ có được những đặc tính vận tốc tối đa tuyệt vời. Mỗi môn thể thao và mỗi động tác vận động đều có một cấu hình riêng về các yếu tố sức mạnh và tốc độ, và chỉ có số lượng tốt hơn trong một khung thời gian riêng biệt có thể không có nghĩa là hiệu suất tốt hơn.
Mặt di truyền của tính bộc phát chủ yếu là do cấu trúc cơ và thành phần sợi cơ của cơ thể. Vẫn còn có một số vùng tối và các lĩnh vực ít được nghiên cứu về cấu trúc thần kinh và cơ, xương, khớp cụ thể, nhưng việc phát triển cơ bắp to ra có ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo ra các lực nhanh chóng. Khi ngày càng có nhiều nghiên cứu được phát hành, chúng ta bắt đầu hiểu tại sao ngay cả những khác biệt nhỏ nhất về mặt sinh học cũng quan trọng khi liên quan đến các khung thời gian nhỏ. Dáng người dài, cao và ngắn, cũng như hệ thống thần kinh phối hợp nhịp nhàng và nhanh nhạy đều là những lợi thế lớn, một số vận động viên phản ứng rất tốt với việc tập luyện hoặc rất ngoan cường và đòi hỏi sự dấn thân nhiều hơn để cải thiện thành thích. Quá trình huấn luyện phải phản ánh được những năng khiếu và hạn chế trong DNA của vận động viên, đó là lý do khiến việc huấn luyện và kiểm tra là vấn đề quan trọng.
Trên lý thuyết, có sự thích nghi xảy ra đối với RFD, chẳng hạn như những thay đổi cụ thể đối với hệ thần kinh. Các vận động viên tài năng không chỉ khác nhau về cấu trúc cơ thể, mà họ còn dẻo dai hơn trong tập luyện để cải thiện sức mạnh.
Hầu hết các huấn luyện viên đều muốn có thông tin về huấn luyện để cải thiện tính bộc phát, nhưng đây là lúc mọi thứ trở nên rất u ám. Một số nghiên cứu mâu thuẫn với nhau và nhiều nghiên cứu không gắn những thay đổi về tính bộc phát, năng lượng, sức mạnh hoặc thậm chí RFD với những cải thiện về thành tích.
Ví dụ điển hình về điều này là VĐV Usain Bolt có lực theo phương thẳng đứng nhỏ hơn và thời gian tiếp xúc mặt đất lâu hơn Tyson Gay, nhưng công được thực hiện thông qua hông là do Usain Bolt có khả năng tương đối lớn để tạo ra lực cụ thể với xương đùi dài. Độ dài tiếp xúc của Usain Bolt - khoảng cách từ trọng tâm cơ thể của cậu ấy khi sải bước là cực kỳ hiệu quả, do đó tạo ra vận tốc theo phương nằm ngang nhanh hơn. Nhiều vận động viên cao lớn có vận tốc chi đạt đỉnh cao, trong khi một số vận động viên thấp hơn có tốc độ phát triển lực lớn nhờ khả năng huấn luyện và các đặc điểm năng khiếu về mặt giải phẫu cơ thể của họ.
Giống như nội lực, tốc độ phát huy sức mạnh chỉ quan trọng nếu vận động viên có đủ sức mạnh để bắt đầu phát lực. RFD và tính bộc phát cũng tuân thủ theo định luật hoặc nguyên tắc giống nhau.
(ByCarl Valle; Nguồn: simplifaster.com)./.
B.N

Print

Số lượt xem (669)/Bình luận (0)

Tags:
Biên tập tin bài

Biên tập tin bài

Other posts by Biên tập tin bài

Comments are only visible to subscribers.