Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

“Huyền thoại” giữa đời thường

“Huyền thoại” giữa đời thường

“Huyền thoại” giữa đời thường

Ở miền quê nghèo Quảng Trị có một người phụ nữ với trái tim đôn hậu, luôn đầy ắp tình yêu thương, giúp đỡ những đứa trẻ kém may mắn. Chị là Nguyễn Thị Hồng Vân - HLV môn bơi lội tại thị xã Đông Hà - Quảng Trị.

Tác giả: Bùi Xuân Hải/10 Tháng Sáu 2014/Categories: Thể thao trong nước

Rate this article:
No rating

Trên nhiều vùng của mảnh đất nắng gió khắc nghiệt, chị đã đến để gặp gỡ và xin được mang các em nhỏ khuyết tật về chăm sóc, rồi từ đó gieo cho các em ước mơ chinh phục đường đua xanh, tự tin bước vào cuộc sống như bất cứ những con người bình thường khác.

 

“Huyền thoại” giữa đời thường
Chị Hồng Vân bên những “đứa con” của mình tại ASEAN Para Games 2014

 

20 năm gắn bó cùng thể thao người khuyết tật

Tốt nghiệp trường Trung cấp TDTT Đà Nẵng, chị Nguyễn Thị Hồng Vân (sinh năm 1962) trở về quê hương Quảng Trị công tác trong ngành TDTT. Trên 30 năm công tác, nhưng gần 20 năm nay chị đã gắn bó đặc biệt với thể thao người khuyết tật. Kể từ khi Hội thi thể thao - văn nghệ người khuyết tật toàn quốc lần thứ I (1997) được tổ chức ngay tại quê nhà, khi đó, chị được giao nhiệm vụ tuyển chọn và huấn luyện những VĐV khuyết tật để tham dự giải. Trong lần đầu tiên ấy, những VĐV khuyết tật mà chị tuyển chọn và huấn luyện tuy đều là những người tương đối lớn tuổi, song đều giành tích xuất sắc như: Hồ Thị Huế, Nguyễn Văn Do, Lê Văn Ánh. Trong đó, VĐV khuyết tật Hồ Thị Huế từng đóng góp thành tích xuất sắc cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam trên đấu trường khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Thành tích mà họ có được là niềm tự hào, cũng từ đó mà họ có niềm tin trở lại và sống tốt đẹp, giàu khát vọng hơn ngay cả khi họ chia tay với thể thao.

Gần gũi, chăm sóc các VĐV của mình, chị Vân nhận ra một điều, việc giúp những người khuyết tật đến với thể thao, giúp họ có sức khỏe và nghị lực trong cuộc sống chính là lẽ sống, tâm nguyện của đời mình. Và rồi, chị bắt đầu rong ruổi trong cuộc hành trình chia sẻ, vun đắp những ước mơ cho nhiều đứa trẻ tật nguyền ở nhiều miền quê nghèo. Chị đã nhận các em về nuôi bằng tất cả sự yêu thương sâu sắc.

Mỗi “đứa con” của chị là một hoàn cảnh đặc biệt, nhưng đều có chung một số phận kém may mắn và gia cảnh của các các em vô cùng khó khăn. Nhưng việc đưa các em về nuôi dưỡng cũng không hề dễ dàng, bởi bản thân các em thường rất tự ti và không dám bước ra khỏi gia đình. Cha mẹ các em cũng vậy, không muốn con cái mình rời khỏi họ. Những lúc như thế, chị mất ròng rã vài tuần làm công tác tư tưởng, vận động cha mẹ các em, đơn giản chỉ để các em được về sống trong  tình yêu thương của gia đình chị và được định hướng tương lai tốt hơn. Mỗi một lần mang một “đứa con” tật nguyền trở về sống chung với mái ấm gia đình, người dân hàng xóm láng giềng bàn tán, có người còn dè bỉu: “Dở hơi. Toàn nuôi những đứa chẳng giúp được gì!”. Nhưng chị đều bỏ ngoài tai. Điều quan trọng đối với chị là được chồng và các con của chị ủng hộ, cùng chia sẻ với chị để chị yên tâm nuôi dạy những đứa con tàn tật. Dù “thắt lưng buộc bụng”, nhưng vợ chồng chị vẫn không từ bỏ khát vọng nâng đỡ những số phận không may mắn này. Hàng ngày, mọi sinh hoạt của các con đều chung với gia đình chị. Dù vất vả, với bữa cơm đạm bạc, nhưng mọi niềm vui, nỗi buồn, tâm sự của những đứa con đã gắn bó rất đỗi thân quen với chị và chúng gọi chị bằng 2 tiếng “Mẹ Vân” trìu mến.

Những người con tuyệt vời

“Đứa con” đầu tiên chị đỡ đầu và rất đỗi tự hào, coi đó là tấm gương để các em học tập, phấn đấu là Lê Thị Dung. Dung bị liệt một chân, khi chị Vân nhận về nuôi dưỡng, em còn chưa biết bơi. Đối với em, việc học bơi là điều “kỳ lạ và nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ biết bơi”. Vậy mà bằng ý chí, nghị lực phi thường cùng sự tận tình của mẹ Vân, Dung đã giành thành tích xuất sắc tại ASEAN Para Games III (2005) với 4HCV, trong đó có 3HCV cá nhân ở các cự ly 50m, 100m, 200m hạng thương tật S10 và một huy chương đồng đội. Em cũng là người đầu tiên phá kỷ lục môn bơi lội Đông Nam Á tại lần tham dự đó. Kỳ tích của Dung sẽ vẫn mãi là ngọn lửa tiếp nối cho đàn em trong hành trình vươn tới khát vọng khẳng định chân lý “Tàn nhưng không phế”. Trong vòng tay nâng đỡ ấm áp của mẹ Vân, những đứa con  tuổi còn rất trẻ và đầy triển vọng đã và đang nỗ lực hết mình để không phụ công lao của chị như các VĐV: Trương Quang Gôn, Nguyễn Thị Diệu Hà… Các em đã đạt thành tích xuất sắc tại Giải thể thao người khuyết tật trẻ Châu Á (Maylaysia - 2013), ASEAN Para Games VII (Myanmar - 2014).

Đề cập đến những khó khăn đã qua, chị kể: “Trước năm 2007, Quảng Trị không có bể bơi, dòng sông Thạch Hãn và sông Hiếu là những nơi mà cô trò HLV Hồng Vân từng tập luyện. Nhiều khi cho bọn trẻ tập trên sông, vào mùa nước nổi thì chẳng biết chỗ nào nông, chỗ nào sâu, có lúc đang tập bị dòng nước xoáy cuốn đi ra giữa dòng, cố gắng lắm mới vào bơi được vào đến bờ. Rồi những ngày nắng nóng, đối với những VĐV khuyết tật bị bại liệt đến cái xe lăn cũng không có mà đi, hàng ngày, cô trò cùng chở nhau bằng xe đạp ra sông tập bơi. Bây giờ, Quảng Trị đã có bể bơi nên cô trò chúng tôi cũng đỡ vất vả hơn xưa rất nhiều”. Chưa kể, những lúc các con tập bơi, nhiều con chưa biết bơi thì những động tác cơ bản ban đầu đối với các em là bài học tương đối khó, có lúc nhụt chí và các em không thể vượt qua. Nhưng chị vẫn kiên trì động viên và cuối cùng các em cũng bơi được.

Giờ đây, chị đã có hàng chục “đứa con” từng đạt thành tích xuất sắc ở nhiều giải thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc và quốc tế. Đứng trên bục vinh quang chiến thắng, những đứa con của chị luôn nghĩ về người mẹ tần tảo sớm hôm lo cho cho chúng từ bữa ăn, viên thuốc mỗi khi trái nắng trở trời. Khi mỗi đứa con trưởng thành, chị nghĩ chúng cũng không thể theo thể thao được mãi và chị đã lo cho con được học nghề, có một việc làm với nguồn thu nhập ổn định như: Lê Thị Dung làm cho một Công ty nước ngoài; Trần Văn Thông là cán bộ phường; Trần Văn Diệu làm chủ một xưởng mộc… Ở phương trời nào, những đứa con của chị đều dành tình cảm hướng về người mẹ thứ hai này.

Cuộc hành trình cứ như vậy đến khi chị tiễn các con đủ tự tin, không còn mặc cảm với số phận bắt đầu bước vào cuộc sống tự lập đồng thời, tự mình cảm thấy thanh thản. Và rồi, chị lại bắt đầu cuộc hành trình mới với bao nỗi gian nan, gập ghềnh phía trước. Điều chị mong mỏi nhất hiện nay là: Những VĐV khuyết tật tiềm năng của địa phương sẽ có được một cơ chế, hỗ trợ đều đặn, từ đó thu hút được VĐV khuyết tật trẻ kế cận hơn. Đối với gia đình chị, mỗi năm “các con” một đông, chị mong ước những ai có tấm lòng cùng quan tâm để các con có được một khu nhà riêng, để điều kiện sinh hoạt của các con rộng rãi thoải mái hơn”.

 

Minh Hương

Theo tapchithethao.vn
 

Print

Số lượt xem (1528)/Bình luận (0)

Bùi Xuân Hải

Bùi Xuân Hải

Other posts by Bùi Xuân Hải

Comments are only visible to subscribers.