Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Khắc phục cảm xúc tiêu cực của VĐV trong thi đấu thể thao

Khắc phục cảm xúc tiêu cực của VĐV trong thi đấu thể thao

Khắc phục cảm xúc tiêu cực của VĐV trong thi đấu thể thao

Tác giả: Trần Thúy Hằng/08 Tháng Mười Một 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Rate this article:
No rating
Cùng với đó là áp lực về thành tích trong thi đấu; thái độ, hành vi và sức mạnh của đối thủ; bi quan về khả năng của bản thân; sự thay đổi về điều kiện thi đấu, áp lực từ phía khán giả, các quyết định bất lợi của trọng tài...làm nảy sinh các cảm xúc tiêu cực ở các vận động viên. Các cảm xúc tiêu cực làm suy giảm khả năng huy động thể lực, tăng sai sót thực hiện các động tác kỹ thuật, giảm trí nhớ và sự chú ý của vận động viên. Thậm chí nếu không kiểm soát được các cảm xúc tiêu cực, vận động viên có những hành vi sai lệch, từ bỏ mục tiêu đã xác địch và nhanh chóng thất bại.

Những biểu hiện sinh lý cảm xúc tiêu cực thường thấy như thay đổi nét mặt, sắc mặt (đỏ, tái), biến đổi nhịp tim, nhịp hô hấp, nổi da gà, chân tay bủn rủn...Ở mức cao hơn, cơ thể có thể bị cứng đờ, líu lưỡi, trợn mắt, cứng miệng. Những biểu hiện tâm lý ở các vận động viên là lo lắng, bồn chồn, trí nhớ kém, thiếu tập trung, giảm sút ý chí, buồn chán, thất vọng, giận giữ hay im lặng, tích cực hơn mức bình thường...Những cảm xúc tiêu cực có thể nảy sinh trước thi đấu một vài giờ hoặc trước một ngày và trong khi thi đấu. Cơ sở sinh lý của các cảm xúc tiêu cực là quá trình ức chế mạnh làm giảm trương lực của hoạt động. Trong trường hợp này, hệ thần kinh thực vật và các cơ quan do nó điều khiển hạ thấp hoạt động làm xuất hiện các cảm xúc tiêu cực. 

Sự nảy sinh những cảm xúc tiêu cực có liên quan chặt chẽ với các suy nghĩ của vận động viên; tính chất, ý nghĩa của trận đấu; thái độ, hành vi và sức mạnh của đối thủ trong thi đấu; sức ép từ khản giả, các quyết định bất lợi của trọng tài. Ngoài ra còn có các yếu tố không liên quan đến thể thao như chuyện gia đình, bạn bè, những kỷ niệm trước đây... cũng có thể  làm nảy sinh trạng thái tâm lý tiêu cực. 


Thực tế cho thấy, các cảm xúc tiêu cực xuất hiện ở tất cả các vận động viên trước mỗi cuộc thi đấu quan trọng, kể cả các vận động viên tài năng có nhiều kinh nghiệm thi đấu. Tuy nhiên, mức độ xuất hiện các cảm xúc tiêu cực ở mỗi vận động viên khác nhau và khả năng vượt qua các cảm xúc đó ở mỗi người không giống nhau. Nhiều khi sự khác biệt giữa người thắng và kẻ thua cuộc thường là kỹ năng kiểm soát và đối phó với các cảm xúc tiêu cực. Do đó, để kiểm soát được các cảm xúc tiêu cực, duy trì hiệu quả thi đấu, vận động viên cần nhận thức và được huấn luyện các kỹ năng ứng phó với nó trong mọi tình huống, trong đó cần thực hiện tốt một số kỹ thuật sau:

Kỹ thuật đàm thoại

Các nghiên cứu gần đây đều khẳng định vai trò quan trọng của đàm thoại đối với việc khắc phục các cảm xúc tiêu cực, tạo động lực, sự tự tin cho các vận động viên trước khi thi đấu. Bởi lẽ, cảm xúc tiêu cực hình thành khi có những tác động từ áp lực thành tích, ý nghĩ cuộc thi đấu, sức mạnh đối thủ, sự cổ vũ của khán giả, truyền thông...làm cho vận động viên có những suy nghĩ tiêu cực. Kỹ thuật đàm thoại làm giảm sự tập trung quá mức vào trận đấu của vận động viên, đưa cơ thể về trạng thái tâm lý cân bằng, giúp họ có những suy nghĩ tích cực. Do vậy, trước khi thi đấu một ngày hoặc trong ngày thi đấu, huấn luyện viên, bác sĩ tâm lý tiến hành đàm thoại với vận động viên. Nội dung đàm thoại cần tập trung vào:

Phân tích điểm yếu, hạ thấp vai trò của đối thủ. Khi đánh giá đối thủ cần cố tình làm cho vận động viên coi thường những mặt mạnh của đối phương, đồng thời chú ý đến những điểm yếu của họ. Phải tạo ra sự tự tin cho vận động viên là mình đã chuẩn bị tốt và có đủ khả năng để chiến thắng đối thủ.

Làm giảm ý nghĩa của trận đấu. Tính chất, ý nghĩa trận đấu luôn tạo ra những áp lực tâm lý năng nề cho các vận động viên. Do đó, nội dung đàm thoại cần hướng vào những câu chuyện hài hước để vận động viên tạm quên đi trận đấu sắp tới qua đó làm giảm đi sự căng thẳng tâm lý quá mức cần thiết.

Kỹ thuật vận động và âm nhạc

Kích thích bằng vận động và âm nhạc thực chất là sự tác động vào cơ quan vận động và thính giác, làm cho quá trình hưng phấn ở hệ thần kinh trung ương diễn ra mạnh mẽ từ đó làm nảy sinh các cảm xúc tích cực ở mỗi vận động viên. Nghiên cứu của Stevens và Lane, nhà tâm lý học người Mỹ xác định một số cách thức được các vận động viên hiện nay thường sử dụng để điều chỉnh tâm trạng là "thay đổi vị trí" và "nghe nhạc". Bởi vậy, huấn luyện viên cần tiến hành các bài tập khởi động có tính chất thư giãn (khởi động kết hợp trò chuyện) vừa làm giảm khả năng chấn thương trong thi đấu vừa làm cho các quá trinh sinh lý trong cơ thể diễn ra bình thường hay tổ chức các quá trình tinh thần tích cực như trò chơi ô chữ để tạo tâm lý thoải mái cho vận động viên. Đối với vận động viên cần tạo ra thói quen nghe những bản nhạc hay vì âm nhạc có khả năng tác động đến cảm xúc và tâm trạng, làm dịu kích thích cá nhân.

Kỹ thuật hồi tưởng

Nhớ lại những hình ảnh, những trải nghiệm cảm xúc tích cực trước đây giúp cho các vận động viên có được tâm trạng thoải mái, tạo ra sự tự tin trong thi đấu. Do vậy, vận động viên cần tạo thói quen nhớ lại những hình ảnh tuyệt vời của mình trong luyện tập và thi đấu trước đây và kết nối với những cảm xúc tại thời điểm đó. Thói quen này cần phải được luyện tập thường xuyên để thiết lập nó như là một phản ứng của cơ thể sẽ giúp họ tràn đầy sinh lực trước mỗi cuộc thi đấu.

Một trong những phương pháp hồi tưởng cũng được các vận động viên hiện nay thường xuyên sử dụng đó là hình dung các vận động viên thành công nhất trong thể thao mà họ mến mộ, hình dung lại thái độ, hành vi trong thi đấu và cả cách biểu hiện cảm xúc của họ...Với việc hình dung những hình ảnh, những trải nghiệm cảm xúc tích cực trước đây, vận động viên tạo ra vùng tâm lý thoải mái, sự tự tin hưng phấn trước trước trận đấu trong mọi điều kiện.

Hãy cảnh giác với những cái "bẫy tâm lý"

Trong thể thao hiện đại hiện nay, nhất là trong một số cuộc thi đấu lớn, một số huấn luyện viên, vận động viên thường sử dụng một số phát ngôn và hành vi gây hấn. Những phát ngôn và hành vi này thường tiến hành trước và trong mỗi cuộc thi đấu nhằm mục đích phá vỡ sự tập trung của đối thủ, tạo ra sự ức chế tâm lý, không điều chỉnh được thái độ, hành vi, làm cho đối phương từ bỏ mục đích thi đấu đã đề ra. Nếu vận động viên tham gia vào cuộc đấu tâm lý này, họ có nguy cơ phá vỡ trạng thái cảm xúc của mình, trở nên quá kích thích hay đau khổ. Và như vậy, bằng việc phản ứng lại những phát ngôn hay hành vi gây hấn đó, vận động viên đã rơi vào cái bẫy của đối thủ. Do đó, các huấn luyện viên, vận động viên cần cảnh giác với những cái "bẫy tâm lý" này. Cách tốt nhất khi đối phương thực hiện phát ngôn và hành vi gây hấn là hãy bỏ quan nó, kiểm soát cảm xúc của bạn và tập trung trở lại vào nhiệm vụ thi đấu trước mắt. Làm được như vậy, có nghĩa là bạn đã làm thất bại âm mưu của đối thủ.

Thay lời kết

Những cảm xúc tiêu cực nảy sinh ở các vận động viên trong thi đấu thể thao là điều bình thường. Tuy nhiên nếu kiểm soát được các trạng thái cảm xúc tiêu cực sẽ giúp vận động viên không những làm cho quá trình thi đấu đạt được hiệu suất tối ưu mà còn tạo thêm động lực thi đấu. Các kỹ thuật thư giãn trên đây không loại bỏ được hoàn toàn các cảm xúc tiêu cực nhưng sẽ giúp ích cho vận động viên kiểm soát được chúng để nó không ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu. Các kỹ thuật cần được luyện tập nhiều lần để tạo thành thói quen cho vận động viên. Quá trình huấn luyện theo ba giai đoạn sau: Giai đoạn giáo dục cho vận động viên nhận thức về các biểu hiện cảm xúc tiêu cực, nguyên nhân và sự ảnh hưởng của nó; giai đoạn phân tích các kỹ thuật, biện pháp ứng phó; cuối cùng là giai đoạn tập luyện các kỹ năng thông qua các tình huống mô phỏng, thông qua thi đấu trong những điều kiện rất khác nhau để vận động viên có những trải nghiệm cảm xúc khác nhau.
Print

Số lượt xem (265)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.