Lặn biển ( Diving ): là một môn thể thao mạo hiểm,bên cạnh những môn mạo hiểm khác như leo núi,nhảy dù,moto v.v, Vì đã xác định là môn thể thao mạo hiểm,nên yêu cầu người chơi phải trải qua một quá trình huấn luyện,sau đó cấp giấy phép ( giống như bằng lái xe vậy ) để người chơi có thể tham gia môn thể thao này. Hiện nay,tại Việt Nam người chơi lặn biển có thể tham gia những khóa huấn luyện của 2 tổ chức lớn nhất thế giới. Đó là PADI ( Hiệp hội thợ lặn chuyên nghiệp thế giới ) và SSI ( Trường lặn quốc tế ). Hệ thống bằng cấp cùa 2 hiệp hội này tương đối giống nhau về cấp bậc ( Open water ,Advance Open water ,Rescue ,Dive Master ,Instructor v.v ) và có giá trị ngang nhau trên phạm vi toàn cầu. Nói cho dễ hiểu,khi bạn muốn lặn biển tại tất cả các điểm lặn trên khắp thế giới,bạn phải có trên tay tấm bằng này thì mới được phép lặn.
_ Lặn biển bao gồm_:
Theo cách phân chia của những người chơi lặn biển chuyên nghiệp,môn lặn biển được chia làm 2 phân môn nhỏ : SCUBA và FREEDIVE. Vậy chúng khác nhau như thế nào ?
1/ SCUBA :
Khi các bạn nhìn thấy một thợ lặn với bình dưỡng khí trên lưng,miệng ngậm mồm thở,lặn hàng giờ dưới đáy biển thì đó chính là scuba. Scuba có nghĩa lặn với khí tài ( được hiểu là dụng cụ hỗ trợ việc thở dưới nước ). Có một điều đa số mọi người hay nhầm lẫn, đó là bình dưỡng khí của thợ lặn chứa không khí nén ( là không khí chúng ta đang hít thở hằng ngày trên cạn ) chứ hoàn toàn không chứa khí oxy nguyên chất. Không khí được nén vào bình với áp suất cao,cho phép người thợ lặn xuống được tới độ sâu tối đa là 60m. Nếu phải xuống sâu hơn 60m,người ta sẽ thay không khí nén bằng hỗn hợp khí Heli.
Mỗi bình dưỡng khí được nén tối đa 200 bar ( tương đương 2000 lít không khí ). Thời gian lặn lâu hay mau tùy thuộc vào độ sâu của cuộc lặn và khả năng thở của từng người
Ví dụ : Một bình khí 200 bar cho phép lặn 60 phút ở độ sâu 10m, nhưng chỉ 15 phút ở độ sâu 40m ( Theo nguyên tắc áp suất,càng xuống sâu,áp suất càng tăng,thể tích không khí trong bình bị nén nhỏ lại )
Trang bị cho một thợ lặn scuba bao gồm
- Chân vịt ( fins )
- mắt kính ( Mask )
- Quần áo lặn ( wetsut )
- Áo cân bằng độ nổi ( BCD )
- Thiết bị thở ( Regulator Octopus )
- Dây chì ( weight )
- Bình dưỡng khí ( tank )
Một bộ thiết bị scuba có giá từ 30tr đến 100tr ( tùy nhãn hiệu ). Ngoại trừ những diver chuyên nghiệp,những người chơi amateur chỉ sắm những thứ cơ bản như mắt kính,chân vịt,quần áo lặn ( vì đòi hỏi phải đúng size từng người ),những thiết bị khác trung tâm lặn sẽ trang bị cho bạn ( và bạn chỉ cần trả tiền thuê )
2/ FREEDIVE:
Freedive có nghĩa là lặn tự do,hoàn toàn không có sự hỗ trợ của thiết bị thở dưới nước. Như vậy khi ở dưới nước,tất cả sẽ tùy thuộc vào khả năng nín thở và khả năng chịu đựng của cơ thể khi ta rơi vào hoàn cảnh thiếu oxy và thừa Cacbonic.
Bạn là người biết bơi,có thể bơi tốt tại hồ bơi, thậm chí bơi tốt ở biển. Như vậy bạn sẽ tự tin nói rằng bạn cũng biết lặn. Đó là điều đương nhiên. Khi tôi hỏi 10 người bơi giỏi ,rằng bạn có thể lặn sâu bao nhiêu m ? và lặn trong vòng bao nhiêu phút ? 90% trả lời rằng tôi lặn được khoảng 4m,trong vòng khoảng 1phút. Khi tôi hỏi tiếp bạn nghĩ sao nếu tôi nói rằng bạn có thể lặn xuống 10-20-30-40 m,và lặn trong vòng 2-3-4 phút ? Không ai tin có thể làm được điều đó. Xin thưa,freedive cho phép các bạn làm được điều đó,nếu bạn tập luyện chăm chỉ và đúng cách. HLV sẽ có những bài tập để bạn cải thiện khả năng nín thở và chịu được áp suất khi xuống sâu
Trang bị cho một thợ lặn freedive bao gồm:
- Chân vịt ( fins )
- Mắt kính ( Mask )
- Quần áo lặn ( wetsut )
- Dây chì ( weight )
Một bộ thiết bị freedive có giá từ 3tr đến 10tr ( tùy nhãn hiệu ), Thường người chơi freedive sẽ sắm riệng cho mình một bộ thiết bị
Nguồn: Phuongdiver