Sau khi liệt kê một loạt các hiện tượng tiêu cực, LĐ đã chưa nhìn nhận thẳng thắn vào vai trò chủ đạo của mình mà lên tiếng phê bình gay gắt các CLB: "Công tác quản lý cầu thủ của CLB còn nhiều thiếu sót, việc giáo dục cầu thủ chỉ làm chiếu lệ, chưa lấy rèn luyện làm gốc mà chỉ chạy theo xử lý sai phạm. Ngay cả khi xử lý cũng hữu khuynh, kém sức thuyết phục. CLB nào cũng xây dựng được Quy chế, nội quy và chắc chắn trong lịch sinh hoạt hàng ngày không có cầu thủ nào được phép tập trung sau 22 giờ. Nhưng nhiều cầu thủ, nhất là các "ngôi sao" vẫn vi phạm và gây hậu quả xấu".
Cựu HLV CLB Sông Lam Nghệ An Nguyễn Thành Vinh - một "nạn nhân" của tệ sống buông thả của cầu thủ đau đớn thừa nhận rằng "Các CLB đã mải chạy theo thành tích, luôn đòi hỏi các đội trẻ phải đoạt được chức vô địch hết giải này, giải nọ mà buông lỏng khâu giáo dục. Đạo đức suy thoái đã trở thành nỗi thống khổ của bóng đá VN". Ông kêu gọi, không chỉ CLB mà ngay cả LĐ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, chứ đừng kêu choang choang rồi lại "đánh trống bỏ dùi".
Tiêu cực trong chuyển nhượng cầu thủ được LĐ mô tả qua 6 "biến thể" (hậu quả là tạo môi trường chuyển nhượng thiếu lành mạnh dẫn đến hư hỏng cầu thủ). Ví dụ: "Có CLB biết cầu thủ có nhiều biểu hiện tiêu cực và lắm thói hư tật xấu nhưng vì tiền hoặc vì tình cảm đã không xử lý kỷ luật mà còn chuyển nhượng để CLB khác gánh chịu hậu quả". Hoặc: "Có CLB "bí mật" mua chuộc cầu thủ bằng tiền để họ tìm cách phá hợp đồng rời khỏi CLB mình đang thi đấu, một số CLB đã giành giật cầu thủ ngoại một cách tuỳ tiện"...
Cần nói thêm rằng, LĐBĐ VN đã dành nhiều công sức "tìm hiểu" và nêu được khá chi tiết "tên tuổi" cũng như bản chất của 6 dạng tiêu cực trong bản báo cáo rất dài (về thế lực đen, liên minh móc ngoặc, mua chuộc trọng tài...) nhưng về giải pháp lại rất ngắn, chỉ gói gọn trong 2 trang và nội dung không có điểm gì mới so với... các năm trước.
LĐ cũng không hề đả động đến thời điểm nào sẽ "tung" danh sách đen bởi theo giải thích của LĐ " đây mới chỉ là danh sách ở mức độ... tình nghi" nên chưa thể công bố được!".
LĐ không giỏi "làm ăn" bằng các CLB
Điều này được minh chứng bằng các con số sau: Số tiền bán thương quyền (quảng cáo, bán vé, và kêu gọi tài trợ) của các CLB V-League tăng không ngừng trong 4 năm. Từ 30 tỷ đồng ở 2 năm đầu (năm 2000, 2001) tăng lên 40 tỷ năm thứ 3, 60 tỷ năm thứ 4 và dự báo sẽ là 80 tỷ ở mùa giải 2004-2005. LĐBĐ VN "phong độ" rất thiếu ổn định! Hai năm đầu tiên thu được 30 tỷ đồng xuống hẳn một phát còn... 4 tỷ đồng năm 2003, năm 2004 lại lên được 7,2 tỷ đồng.
Các CLB chi 50 % kinh phí hoạt động cho việc trả lương cầu thủ. Cao nhất hiện nay là NHĐA và HAGL: 10 - 12 triệu đồng/tháng (có cầu thủ còn được 25 triệu), tiếp theo là GĐTLA, Nam Định: 9 triệu đồng/tháng, SLNA chia làm 4 mức từ 3 triệu - 8 triệu đồng
|