Usain Bolt - Vua chạy nước rút số 1 thế giới đang giữ kỷ lục thế giới cự ly 100 mét với thời gian 9,58 giây. Để vượt qua mỗi 0,01 giây, Usain Bolt đã phải nỗ lực rất nhiều và tập luyện không ngừng nghỉ. Usain Bolt chia sẻ: “Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn là chính bạn”. Trong thể thao, các VĐV phải cố gắng hết mình để vượt thành tích, ngay cả thành tích của chính bản thân khi bạn vô địch.
Khi nhắc đến bơi lội, nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh VĐV Việt Nam Nguyễn Thị Ánh Viên. Một số tay bơi nam đã thổ lộ: “Chúng tôi nhìn Ánh Viên tập mà nể phục. Giáo án mà cô ấy tập, có lẽ nhiều VĐV nam cũng không kham nổi”.
Mỗi ngày Ánh Viên chỉ phải bơi… từ 20 đến 25 cây số, với nhiều cự ly và tốc độ biến thiên khác nhau. Khối lượng bài tập ấy chia làm 2 buổi/ngày và một buổi còn lại vào rèn thể lực với tạ nặng.
Ánh Viên chia sẻ: “Một năm có 365 năm ngày thì tôi xa ba mẹ 364 ngày. Nhiều hôm tập mệt đến nỗi không nuốt nổi cơm, nhưng các chuyên gia vẫn yêu cầu phải ăn theo đúng thực đơn và khẩu phần hàng ngày. Rất nhiều lần tôi vừa ăn xong lại nôn ra hết, nhiều lúc phải bật khóc vì tủi thân, và tự nghĩ tại sao mình khổ như thế vì cái gì? Nhưng mỗi khi nhớ đến sự kỳ vọng của gia đình và các CĐV thì tôi lại cắn răng để tập”.
Michael Phelps, VĐV đã giành 8 HCV tại Olympic Bắc Kinh 2008 đã bơi 80 km/tuần trong suốt thời gian tập luyện từ khi còn ở độ tuổi thiếu niên. VĐV Eleanor, sinh viên khoa toán, bỏ bơi vào năm 16 tuổi vì không thể chịu đựng nổi chế độ tập luyện đòi hỏi cô phải dành 4-5 giờ ở hồ bơi mỗi ngày.
Michael Phelps, VĐV đã giành 8 HCV tại Olympic Bắc Kinh 2008 đã bơi 80 km/tuần trong suốt thời gian tập luyện từ khi còn ở độ tuổi thiếu niên.
Không chỉ tập luyện vất vả mà chế độ sinh hoạt của các vận động viên cũng ngày một khắt khe hơn. Đội tuyển bóng rổ nữ hàng ngày đều phải ngâm mình trong nước đá để giúp làm săn các bó cơ sau khi luyện tập.
Gladys Tejeda - vận động viên chạy marathon đầu tiên đạt chuẩn Olympic của Peru lựa chọn cho mình cách tập luyện không giống ai. Không ở trung tâm huấn luyện, cô trở về nhà với mẹ và chạy 20km mỗi ngày trên địa hình cao nguyên.
Cường độ tập luyện nặng là nguyên nhân chính gây ra các chấn thương đáng tiếc. Để hạn chế điều ấy, nhiều quốc gia đã sử dụng phương pháp châm cứu và bấm huyệt để chăm sóc vận động viên. Chị Kim Yeon-koung - thành viên của tuyển bóng chuyền nữ Hàn Quốc là ví dụ điển hình.
Huấn luyện viên tuyển bóng bàn Áo đang chỉ cho các học trò cách phát bóng thi đấu. Trông cả 4 người như những ảo thuật gia với khả năng giữ bóng lơ lửng trên không vậy. (Ảnh: Leonhard Foeger).
Hình ảnh đội tuyển vật Nhật Bản tập huấn tại Trung tâm Đào tạo Quốc gia Tokyo. Anh Kohei Hasegawa (phải) đang trải qua bài tập thể lực và độ bền bằng việc leo dây tới trần nhà.
“Trời đánh không thể tránh bữa ăn”
Câu tục ngữ “Trời đánh tránh bữa ăn” thật không phù hợp với những VĐV Olympics chuẩn bị thi đấu. Đối với các VĐV, việc chuẩn bị bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng để đảm bảo đủ thê lực. Các VĐV cần có một chế độ ăn ổn định và đảm bảo nạp trung bình khoảng 3000 calo mỗi ngày. Mỗi bữa ăn của VĐV bao gồm rất nhiều loại thức ăn giàu protein như trứng, sữa, tôm… và trái cây, rau củ.
Fatih Avan (23 tuổi) là vận động viên từng vô địch thế giới với bộ môn ném lao. Avan đã bổ sung lịch luyện tập của mình một chế độ dinh dưỡng với 3.500 calo mỗi ngày. Chế độ ăn uống của anh chủ yếu là dựa trên lượng protein.
Đo Binay (27 tuổi) là một nhà vô địch cử tạ thế giới. Chế độ ăn uống hàng ngày của anh là 3.500 calo, chủ yếu bao gồm thịt đỏ, rau xanh, các món tráng miệng, hoa quả. Binay không quên uống 2 ly sữa trước khi đi ngủ, không bao giờ bỏ bữa sáng và luôn đề cao thực phẩm hữu cơ (thực phẩm tự nhiên, được nuôi, trồng bằng chất hữu cơ). Bên cạnh đó, vài ngày trước khi cuộc thi bắt đầu, anh sẽ bổ sung trong chế độ ăn uống của mình với vitamin tổng hợp và viên dinh dưỡng.
Bài học từ những nhà vô địch Olympics?
“Tập luyện chéo”: Không chỉ tập trung tập luyện những bộ môn mình thi đấu, các VĐV còn tích cực luyện tập các môn thể thao khác, thực hiện bài tập cơ và sức bền để làm giảm nguy cơ của việc tập luyện quá sức và giúp tránh chấn thương. Nó cũng giúp tăng cường hiệu suất cơ và kích thích tâm trí để bạn không trở nên nhàm chán bởi quá nhiều sự lặp lại.
Workout với người khác: Các vận động viên Olympic không được đào tạo một mình. Việc tập luyện cùng với nhiều người có trình độ khác nhau sẽ giúp nâng cao tinh thần cạnh tranh và gia tăng động lực của bạn.
Quản lí cảm xúc của bạn: Những VĐV Olympic sử dụng nhiều phương pháp để quản lý cảm xúc của họ như nghe nhạc, tập thiền, xem chương trình TV yêu thích, nghe những ghi âm lời động viên của người thân… trước khi thi đấu để giữ tinh thần ổn định, tránh bị stress.