Tính năng nổi bật của máy chạy bộ điện MHT 1809A:
+ Động cơ mạnh mẽ, không gây tiếng ồn. Bo mạch sản xuất tại Đài Loan siêu bền.
+ Thiết kế hiện đại, khung sườn chắc chắn, sơn tĩnh điện.
+ Màn hình hiển thị LCD 5’ sắc nét, cho phép bạn theo dõi các thông tin về: thời gian, quãng đường, vận tốc, lượng calo, nhịp tim trong quá trình tập luyện.
+ Dễ dàng điều chỉnh tốc độ và độ dốc ngay trên tay cầm.
+ Hệ thống giảm chấn, có đệm cao su đàn hồi, giảm chấn thương đến các khớp xương, bắp chân, cột sống khi chạy ở tốc độ cao.
+ Máy chạy bộ điện MHT 1809A ỗ trợ kết nối 2 loa, khuếch đại âm thanh, cổng mp3, mp4, ipad, iphone. Bảng hiển thị giai điệu nhạc. Trình điều khiển nhạc từ USB.
+ Có thể tải tối đa trọng lượng người tập là 150 kg.
+ Dễ dàng gấp gọn và di chuyển máy.
+ Diện tích vùng chạy rộng, thảm chạy chống trượt, chịu mài mòn cao.
+ Đó là cách tuyệt vời và đơn giản nhất để tập các bài tập tốt cho tim mạch. Không chỉ giúp cho cơ tim khỏe mạnh mà việc luyện tập chạy bộ hàng ngày với một mức độ nhẹ nhàng sẽ làm tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch của bạn.
+ Những tổn thương mà máy chạy bộ điện gây ra là tỷ lệ ít hơn so với các máy tập thể dục khác, chúng là dễ sử dụng và thuận tiện, tạo cảm giác thoải mái cho người tập.
Lợi ích của máy chạy bộ mang lại:
+ Giảm căng thẳng, giảm đau ở mắt cá chân, đầu gối, lưng của người sử dụng.
+ Nó là phương tiện, là công cụ chạy bộ an toàn cả khi thời tiết không thuận lợi.
+ Máy chạy bộ cho bạn biết chính xác thời gian, tốc độ trong quá trình tập luyện của bạn.
+ Máy chạy bộ cũng có thể tính toán số bước, theo dõi nhịp tim, lượng calo bị đốt cháy.
Chạy bộ là môn thể thao được mọi người lựa chọn nhiều nhất. Bởi cách tập luyện đơn giản mà nó còn phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi…
Nhưng chạy bộ thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng nắm rõ. Thethaodaiviet.vn xin giới thiệu những thông tin bổ ích đến bạn đọc về phương pháp tốt nhất khi sử dụng máy chạy bộ điện:
Tư thế:
Giữ dáng người thẳng trong khi chạy. Dáng chạy thõng người xuống không kích hoạt được các cơ ở các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là ở lưng, gây chấn thương. Dáng chạy thẳng người làm giảm áp lực lên đầu gối giúp chạy nhanh hơn. Một số người nắm tay quá chặt trong khi chạy làm các bộ phận còn lại trong cơ thể cũng có cảm giác cứng nhắc. Giữ cho bàn tay nắm lại ở mức vừa phải; thậm chí trong trường hợp có cầm một cái bánh xốp, nó cũng không bị vỡ vụn
Không dậm chân mạnh:
Khi chạy với máy chạy bộ bạn phải chú ý nghe tiếng bước chân để biết mình có chạy đúng cách hay không. Nếu hoàn toàn không phát ra âm thanh, bạn đang chạy đúng cách. Bạn phải chạy bằng đầu chân, dưới ngón chân, không dồn áp lực xuống gót chân hay ngón chân. Buông lỏng bàn chân trên nền đất và dậm chân sẽ gây ra sóng va chạm tới xương ống chân, đầu gối và lưng, gây tổn thương
Cung cấp nước cho cơ thể:
Một số người thường đau một bên bụng sau khi chạy một lúc. Mất nước là một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này. Uống một cốc nước 30 phút trước khi chạy có thể tránh đau bụng. Mất nước còn có thể gây căng cơ. Nên có thói quen chạy hơn 30 phút, uống ngụm nước lọc hoặc nước chuyên dùng cho vận động viên có chứa glucose và các loại muối cần thiết để bù lại lượng bị mất đi khi ra mồ hôi. Chạy khi đói có thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt. Nên ăn một trái chuối khoảng 15-20 phút trước khi chạy.
Thở bằng mũi:
Thở bằng miệng làm mất nước và khiến bạn nhanh chóng mệt mỏi. Hãy thở bằng mũi nếu bạn muốn chạy trong thời gian dài
Lượng sức mình khi chạy:
Tăng sức chịu đựng dần dần cho cơ thể bằng cách khởi động ít nhất 5 phút trước khi chạy. Các cơ sẽ có thời gian làm quen với hoạt động chạy bộ. Chú ý không để xảy ra tình trạng căng cơ chân trong khi chạy.
Nhưng lưu ý quan trọng:
Tập chạy cần sự cố gắng cao, nhưng không nên mang tính “thi đấu”, chủ yếu là tinh thần phải thoải mái.
Người tập cần làm chủ tốc độ của mình và chạy với những người cùng tốc độ thay vì cố chạy theo nhóm đầu.
Khối lượng tập luyện cần tăng dần đều. Trong năm đầu tiên, phương pháp tốt nhất là tăng cự ly chạy thay vì tăng tốc độ.
Cuối buổi tập nên đi bộ, tập thể dục thả lỏng, thở nhẹ 5-10 phút để hô hấp trở lại bình thường. Sau buổi tập, nên tắm hay lau người bằng nước ấm.
Luôn chú ý đến bàn chân:
Đề phòng trường hợp giãn tĩnh mạch ở chân. Trước khi ngủ, bạn nên thực hiện bài tập sau: Nằm ngửa, hai chân nâng cao tỳ vào tường, giữ tư thế đó trong 5-10 phút. Đồng thời, có thể xoa nhẹ từ bàn chân lên đùi và thân. Sau cùng, làm động tác như đạp xe đạp.