Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Môn nên tập và cần tránh với người thoát vị đĩa đệm

Môn nên tập và cần tránh với người thoát vị đĩa đệm

Môn nên tập và cần tránh với người thoát vị đĩa đệm

Tác giả: Trần Thúy Hằng/08 Tháng Mười Một 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Rate this article:
No rating

Thoát vị đĩa đệm thường hay xảy ra ở cột sống thắt lưng, gây chèn ép dây thần kinh cột sống khiến người bệnh đau đớn.

Vì vậy, người bị thoát vị đĩa đệm cần phải tránh tuyệt đối các bài tập làm gia tăng áp lực đối với cột sống. Xin giới thiệu một số môn và động tác thể dục mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên thực hiện và những môn thể dục người bệnh cần phải tránh không được tập.

Các môn thể thao nên tập

1. Bơi:

20 -30 phút bơi mỗi ngày có tác dụng giúp các gân cơ, khớp xương được thư giãn, giảm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lồi ra giúp giảm cơn đau nhức nhanh chóng.

Bơi lội tuy là môn thể thao khá an toàn, hạn chế các chấn thương cột sống. Tuy nhiên, không nên tập quá sức, bơi quá lâu mà chỉ nên kiên trì tập luyện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị bệnh không được có tâm lý nóng vội, nhanh chóng sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Đi bộ:

Đều đặn mỗi ngày đi bộ 30-45 phút sáng, chiều hoặc có thời gian đi cả hai buổi là bài tập điều trị bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm cực kỳ đơn giản và dễ dàng, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng.

Mới đầu đi chậm sau đi nhanh hơn, bước đi nhanh nhưng nhẹ nhàng, dứt khoát. Hít thở bằng mũi sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, điều hòa nhịp thở sao đúng để cơ thể không bị mất sức. Lưu ý tư thế đúng khi đi bộ: đầu thẳng hướng về phía trước, thẳng lưng, vai và cánh tay thoải mái, đánh tay tự nhiên nhẹ nhàng.

3. Bài tập tại chỗ:

Môn nên tập và cần tránh với người thoát vị đĩa đệm - ảnh 1

  Bài 1:

- Nằm thẳng trên giường hoặc trên một mặt phẳng.

- Hai đầu gối co lên, hai bàn chân đặt trên mặt phẳng đó, điều chỉnh sao cho phần xương cột sống thắt lưng chạm xuống mặt sàn, hóp bụng.

- Giữ nguyên tư thế đến khi nào mỏi thì thả lỏng về trạng thái ban đầu sau đó tiếp tục thực hiện tương tự. Tập luyện trong khoảng 15-20 phút (Hình 1)

Bài 2:

- Nằm thẳng, co hai đầu gối, hóp bụng, lấy sức nâng mông lên cao, hai tay để thẳng, chú ý thẳng phần lưng.

- Khi cơ thể mỏi người bệnh có thể nghỉ ngơi, quay về trạng thái ban đầu, sau đó tiếp tục làm tương tự. (Hình 2)

Hai bài tập trên đều có tác dụng co giãn phần xương cột sống, các cơ dây chằng vùng thắt lưng, giúp giảm đau hiệu quả, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phần đĩa đệm bị chệch ra thu về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì tập luyện hàng ngày để đạt được kết quả.

Các môn thể thao cần tránh

1. Chạy bộ:

Đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giúp giảm xóc. Khi bạn chạy liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Chạy bộ sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh.

2. Nâng tạ:

Động tác cúi xuống và nâng tạ lên sẽ gây sốc cho cột sống, động tác nằm ngửa và đẩy tạ lên cũng có thể khiến cho bệnh trầm trọng hơn bởi các triệu chứng đau dồn dập. Do đó, tốt nhất hãy tránh xa các động tác nâng và đẩy tạ vì nó gây quá tải cho cột sống vốn đang bị yếu của bạn.

3. Động tác vặn người:

Thoát vị đĩa đệm thường hay xảy ra ở cột sống thắt lưng, ngay trên hông nên  các động tác vặn người sẽ khiến cho đĩa đệm thoát vị nhanh hơn mức bình thường.

4. Giữ thẳng chân:

Các bài tập đòi hỏi phải giữ cho đôi chân thẳng sẽ làm gia tăng thêm áp lực lên cột sống. Do đó, người bị thoát vị đĩa đệm cần phải tránh hoàn toàn các bài tập như động tác nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân lên hoặc động tác cúi xuống để các ngón tay chạm mũi chân và giữ cho chân thẳng.

5. Động tác tập riêng chân:

Lời khuyên dành cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đó chính là không nên tập máy tập chân. Đối với các bài tập nhấn mạnh vào đôi chân có thể sẽ làm cho bệnh trầm trọng thêm tình trạng đau do thoát vị đĩa đệm. Hay đơn giản là các động tác co hoặc đẩy đôi chân cũng sẽ làm gia tăng thêm áp lực vùng đốt sống ở cùng cụt.

6. Động tác ngồi xổm:

Ngồi xổm là tư thế tăng các lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm. Ngồi xổm lâu sẽ khiến phần đĩa đệm bị chèn ép lâu, không hấp thụ được chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến cột sống gây đau lưng.

Trên đây là các động tác tập thể dục mà người bị thoát vị đĩa đệm cần phải tránh để không khiến cho bệnh thêm trầm trọng hoặc tình trạng đau hơn và giảm đi thời gian điều trị của bệnh. Lời khuyên tốt nhất khi bạn có hiện tượng đau thì nên tới bác sĩ khám để nhận được sự tư vấn và phương thuốc điều trị kịp thời. Có như thế bệnh mới sớm được chữa khỏi.


 

Theo songkhoe.vn


Print

Số lượt xem (277)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.