Sau 30 năm đổi mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định trong khâu tổ chức, qui hoạch và định hướng phát triển lâu dài.
Kết quả nghiên cứu đã phân tích khái quát thực trạng phát triển của ngành công nghiệp thể thao dựa trên cơ sở phát triển một số mặt quan trọng của đất nước. Đồng thời đề xuất, hoàn thiện các giải pháp mang tính chất định hướng, nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp thể thao của Việt Nam trong thời gian tới.
Ngành công nghiệp hàng hoá thể thao bao gồm sản phẩm hàng hoá, trang thiết bị của các môn thể thao đỉnh cao cũng như các môn thể thao. Trên hết, ngành công nghiệp hàng hoá thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các VĐV đỉnh cao khi họ tham gia thi đấu tại các giải đấu trong nước và quốc tế.
Môn Điền kinh là một trong những môn thể thao có sức ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngành công nghiệp hàng hoá thể thao. Trong hơn một thế kỷ qua, sự phát triển ngành công nghiệp hàng hoá thể thao chủ yếu tập trung vào các sản phẩm hàng hoá truyền thống, trong đó chủ yếu là các thiết bị thể thao được các VĐV sử dụng trong thi đấu cá nhân và đồng đội. Ngày nay, các sản phẩm hàng hoá thể thao đều được sản xuất với công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn làm tăng khả năng thi đấu của các VĐV.
Trong 20 năm qua, toàn cầu hóa đã là một trọng tâm lớn của tất cả các loại hình kinh doanh, trong đó có ngành công nghiệp hàng hoá thể thao. Gần đây, Tổ chức sản phẩm hàng hóa thể thao thế giới đã báo cáo doanh số bán hàng thể thao trên toàn thế giới vượt quá 250 tỷ đô-la Hoa Kỳ, trong đó thị trường hàng hoá thể thao Hoa Kỳ chiếm khoảng 45%. Các công ty sản xuất hàng hoá thể thao luôn tìm mọi cách để duy trì mức độ tăng trưởng cao hơn bằng cách tăng cường tiếp thị ở các khu vực khác của thế giới, đáng chú ý nhất là Châu Âu và Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc. Một số chuyên gia ngành công nghiệp hàng hoá thể thao tin rằng doanh số bán hàng thể thao ở Trung Quốc sẽ vượt qua thị trường Hoa Kỳ.
Từ góc độ lịch sử, cách đây 30 năm, các sản phẩm hàng hóa Bóng đá và Điền kinh là chiếm ưu thế trên toàn thế giới. Hãng Adidas và Puma là các công ty chi phối việc phục vụ các thị trường này, giày dép và may mặc là những sản phẩm quan trọng nhất, các công ty Hoa Kỳ, chi phối doanh số bán hàng của tất cả các loại hàng hoá thể thao, chủ yếu vì sự tham gia của hầu hết các môn thể thao khác đều đã được tập trung tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên đến nay mọi thứ đã thay đổi. Các sản phẩm hàng hoá thể thao được mở rộng sang nhiều môn thể thao như: Bóng đá, Bóng chày, Golf và Điền kinh và nhiều hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời, chẳng hạn như đi bộ đường dài và thể thao dưới nước, câu cá. Đồng thời, Hoa Kỳ không còn lại thị trường lớn nhất nữa, trong hai năm qua, doanh số bán hàng của các công ty như Nike và Adidas/ Reebok có sự phát triển nhanh trong thị trường nước ngoài hơn là ở Hoa Kỳ.
Theo dự đoán của các chuyên gia trong ngành công nghiệp hàng hoá thể thao, trong vòng 25 năm hoặc ít hơn, Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh thị trường và trở thành là thị trường lớn nhất thế giới.
Mặc dù ngành công nghiệp thể thao ở nước ta có sự khởi đầu tương đối muộn do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng với sự cải cách và mở cửa của cơ chế thị trường, các sản phẩm thể thao từng bước đã có môi trường để chiếm lĩnh. Hiện nay, phát triển thể thao giải trí bước đầu đã có quy mô nhất định ở các địa phương; ở các thành phố lớn đã mở ra được nhiều công trình thể thao giải trí phục vụ nhân dân. Các hạng mục thể thao giải trí đều có tính đa dạng đặc sắc riêng theo vùng miền.
Nước ta với số lượng dân số trên 90 triệu dân, hiện nay các dự án và công trình thể dục thể thao đang dần dần bổ sung, làm tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thể thao trong rèn luyện nâng cao sức khỏe. Phát triển được các công trình đó sẽ góp phần to lớn cho sự phát triển của thể thao thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Các hình thức phát triển lĩnh vực thể thao giải trí đa dạng và phong phú, tất yếu
dẫn đến quản lý kinh tế và mô hình thể thao giải trí cũng phải đa dạng hóa. Tuy nhiênvấn đề này sẽ xuất hiện một số mô hình, dịch vụ bất ổn, ví dụ:
Quản lý phê duyệt đấu thầu kinh doanh quá tùy tiện;
(2) Triết lý quản lý quá cứng nhắc, thiếu độ mềm mại và tính nhân đạo; (3) Quá trình phát triển quá độc lập, đơn lẻ, giữa chúng không thực sự hình thành các dây chuyền công nghiệp. Thực tế hiện nay ở nước ta chưa có quy định chính thức về điều kiện đầu tư kinhdoanh hoạt động thể thao, mà đang trong giai đoạn dự thảo. Vì vậy, để đưa các hoạt động đó vào quy củ và phát triển lành mạnh cần phải có thời gian và tiềm lực đầu tư, tăng cường công tác quản lý, đồng thời có chiến lược xây dựng hệ thống giám sát phải đầy đủ, bền vững.
Thị trường ngành công nghiệp thể thao nước ta khởi động tương đối muộn so với
các nước đang phát triển khác, thực tế tương quan của quá trình vận động kể cả nội
dung, hình thức và chất lượng phục vụ chưa phải là thực sự lý tưởng, thiếu trầm trọng tính quy phạm tương quan, cần cải thiện hơn nữa. Mặc dù, tập luyện thể dục thể thao giải trí có thể được gọi là ―tài năng‖, nhưng những chuyên gia tinh thông về công tác quản lý ngành trên phương diện thể thao giải trí vẫn còn thiếu hụt, thực tế trong quá trình vận động thể hiện rất rõ ràng: những người phục vụ và nhân viên kinh doanh ở lĩnh vực này trình độ chuyên môn vẫn còn thấp, chưa được trang bị chuyên môn sâu, đến mức không thể đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển ngành công nghiệp thể thao giải trí. Do đó căn cứ vào sự phát triển thị trường tập luyện thể dục thể thao giải trí, nhu cầu cụ thể của phong trào, tăng cường giới thiệu một vài môn thể thao không chỉ biết mà còn am hiểu sâu, hiểu được cách quản lý tài năng đó ở nhiều phương diện (tức là phải quần chúng hóa đến với mọi người). Đồng thời đối với nhân viên thị trường phải bồi dưỡng nhận thức và phương pháp quản lý kinh tế chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng toàn diện của các nhân viên hiện tại, để ngành công nghiệp thể thao giải trí phát triển bền vững trong thế kỷ 21, là thế kỷ của cuộc cạnh tranh tài năng thu hút và phát triển nhân tài thể thao và tài năng quản lý cho thị trường thể thao giải trí cùng nhau phát triển đạt được sự bền vững nhất định.
Kim Tùng (t/h)