Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Ngành kinh tế thể thao và những con số ấn tượng

Ngành kinh tế thể thao và những con số ấn tượng

Ngành kinh tế thể thao và những con số ấn tượng

Tác giả: Ngô Thịnh Hường/19 Tháng Tư 2022/Categories: Tư liệu thể thao

Rate this article:
No rating
Từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền hình thu hút được một luợng khán giả lớn, chúng đã trở thành những đối tác rất quan trọng với nền thể thao bởi chúng mang lại nhiều lợi ích về chính trị và kinh tế. Sự phát triển này không chỉ liên quan đến các môn thể thao chuyên nghiệp như Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chày, Khúc côn cầu, Bóng bàn hay Đua motor, mà còn với các sự kiện thể thao lớn như Olympic.
Trên thế giới, kinh tế thể thao ở nhiều quốc gia đã thực sự là một cỗ máy đồ sộ, tạo công ăn việc làm, lợi nhuận, thu nhập đóng góp khoản thuế đáng kể cho ngân sách quốc gia, có thể kể đến là Mỹ, lĩnh vực kinh tế thể thao chiếm tỷ trọng hơn 2,4% GDP (năm 2018); ở Trung Quốc, nước sản xuất hàng hóa thể thao lớn nhất thế giới, từ năm 2011, giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thể thao của quốc gia này vượt mức 300 tỷ NDT, chiếm 1,2% GDP.
Ở Liên bang Nga, đến năm 2015 đạt hơn 42 triệu người tham gia tập luyện thể thao. Năm 2011, Nga dành 1,3 triệu đô la đầu tư cho phát triển thể thao. Cơ sở hạ tầng thể thao của Nga hiện có: 123.100 sân tập; 68.600 phòng tập; 3.800 công trình mặt nước; 2.700 sân vận động; 3.100 khu trượt tuyết và 8.100 trường bắn súng. Cơ sở hạ tầng thể thao đã tăng hơn 5.300 công trình TDTT kể từ năm 2007. Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật mạnh mẽ như vậy là xuất phát từ chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế TDTT đúng đắn của quốc gia này.
Theo thống kê của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, mức tăng trưởng GDP của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc là hơn 4% mỗi năm kể từ năm 2000. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia năng động nhất, với 8% và 12% tăng trưởng GDP hàng năm. Với nền kinh tế phát triển, các hoạt động về thể thao cũng được quan tâm hơn nhiều.
Từ năm 2000, chi tiêu cho thể thao của Nga đã tăng hơn 53% hàng năm, trong khi đó ở Trung Quốc tăng 20% (do việc đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2008), Ấn Độ 17% và Brazil 7%. Sự đầu tư này tăng theo năm do việc đăng cai các sự kiện thể thao lớn.
Để chuẩn bị cho Word Cup 2006, Đức đã tăng nguồn kinh phí đầu tư cho thể thao. Kể từ năm 2000, ngành công nghiệp thể thao của đất nước tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5%. Trong đó, quảng cáo và tiếp thị thể thao ở Đức rất lớn mạnh được xây dựng dựa trên một mạng lưới mạnh mẽ của địa phương và các nhà tài trợ tư nhân.
Bóng bầu dục và Bóng đá là 2 môn thể thao phát triển nhất ở Anh. Đây cũng là 2 môn thể thao mang lại nguồn thu lớn cho ngành công nghiệp thể thao Anh. Từ năm 2000 cho đến nay, ngành công nghiệp thể thao Anh tăng trưởng hàng năm là 6%.
Ngành công nghiệp thể thao Mỹ chủ yếu dựa vào nguồn thu từ các môn thể thao như: Bóng đá (NFL), Bóng chày (MLB), Bóng rổ (NBA) và Khúc côn cầu (NHL). Hàng năm, nguồn doanh thu từ ngành công nghiệp thể thao của Mỹ là hơn 15 tỷ Euro (23 tỷ USD). Phần lớn nguồn doanh thu này là từ truyền thông thể thao và tài trợ.
Singapore và tiềm năng phát triển kinh tế thể thao
Nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh trong ngành công nghiệp thể thao, Chính phủ Singapore đã hỗ trợ rất nhiều cho các công ty thể thao phát triển kinh tế thể thao.
Theo báo cáo mới đây của Tập đoàn Giải trí và Truyền thông toàn cầu, từ năm 2005 - 2009 nguồn lợi nhuận thu được từ kinh tế thể thao toàn cầu là khoảng 125,9 tỷ đô Singapore (tương đương 82,8 tỷ USD) vào năm 2004 tăng lên 168,9 tỷ đô Singapore (tương đương 111,1 tỷ USD) trong năm 2009. Riêng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nguồn lợi nhuận thu được là 19,3 tỷ đô Singapore (tương đương 12,7 tỷ USD) trong năm 2004 và tăng lên 25,8 tỷ đô Singapore (tương đương 17 tỷ USD) trong năm 2009.
Sự xuất hiện gần đây của các VĐV châu Á như ngôi sao bóng rổ Yao Ming và ngôi sao bóng đá Park Ji Sung trong các sự kiện truyền hình trực tiếp đã có ảnh hưởng lớn đối với việc thúc đẩy sự gia tăng của truyền thông thể thao cũng như ngành công nghiệp thể thao Châu Á nói chung và Singapore nói riêng. Thế vận hội Olympic mùa hè 2008 được tổ chức tại Bắc Kinh cũng đã làm gia tăng các chương trình truyền hình, từ đó nguồn lợi nhuận thu được từ bản quyền truyền hình, lệ phí trong việc cấp phép đối với các mặt hàng đã mang lại nguồn lợi lớn cho ngành công nghiệp thể thao của khu vực.
Với việc hoàn thành dự án xây dựng Khu liên hiệp thể thao đa năng mới trị giá 800 triệu đô Singapore (526,3 triệu USD) ở Kallang vào năm 2014, Singapore đã trở thành một trong số quốc gia có ngành công nghiệp thể thao phát triển nhất ở khu vực Châu Á. Theo báo cáo trong năm 2009, ngành công nghiệp thể thao tại Singapore đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 14.000 nguời và đã thu về nguồn lợi nhuận là 1 tỷ đô Singapore (0,7 tỷ USD). Dự kiến đến năm 2015, ngành công nghiệp thể thao Singapore sẽ có thể tạo công ăn việc làm cho 20.000 nguời và đóng góp nguồn thu khoảng 2 tỷ đô Singapore (1,4 tỷ USD).
Trung Quốc đạt giá trị sản lượng lớn trong ngành kinh tế thể thao
Cùng với sự hình thành cơ chế thị trường, ngành công nghiệp thể thao của Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ và đang giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Như đã nêu trong Báo cáo thường niên về Phát triển ngành công nghiệp thể thao Trung Quốc (2008/2009), giá trị sản lượng của ngành này trong năm 2007 đạt 300 tỷ Nhân dân tệ (RMB), chiếm khoảng 0,7% Tổng thu nhập quốc nội (GDP).
Hiện, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thể thao Trung Quốc thường duy trì với tốc độ phát triển trên 16%, đồng thời Trung Quốc cũng trở thành quốc gia có ngành công nghiệp thể thao về sản xuất hàng hóa, dụng cụ thể thao lớn nhất thế giới.
Trong những năm gần đây, giá trị tổng sản lượng của ngành công nghiệp hàng hóa thể thao đã tăng khoảng 50 tỷ nhân dân tệ một năm. Một số sản phẩm thể thao Trung Quốc đã mang nhãn hiệu của các VĐV nổi tiếng Trung Quốc với những tấm HCV thế giới như: Li Ning (TDDC) và Deng Yaping (Bóng bàn). Cũng theo đánh gía của các chuyên gia, dự kiến đến năm 2020, lợi nhuận của ngành công nghiệp thể thao Trung Quốc sẽ đạt đến con số 2 nghìn nhân dân tệ.
Mỹ - đẩy mạnh kinh tế thể thao từ doanh thu từ truyền hình trực tuyến
Cuối năm 1961, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật về phát sóng thể thao cho phép việc chuyển nhuợng quyền phát sóng thương mại các chương trình thể thao chuyên nghiệp với mục đích cho phép đàm phán việc bán bản quyền phát sóng quốc gia nhu một đơn vị kinh tế thống nhất. Việc này cho đến nay đã đem đến những lợi nhuận khổng lồ cho quốc gia này.
Giải Bóng đá Quốc gia (NFL) chia doanh thu bán vé hay doanh thu vào cửa theo tỉ lệ 60% cho đội chủ nhà và 40% cho đội khách. Giải Bóng chày Nhà nghề (MLB) lại chia khoảng 80-90% cho đội chủ nhà và 10-20% cho đội khách. Các giải Bóng rổ và Khúc côn cầu cho phép đội chủ nhà giữ tất cả doanh thu vé vào cửa. Tùy thuộc vào hợp đồng cá nhân, chủ sở hữu của một sân vận động hay địa điểm thi đấu hoặc nhà thầu bên ngoài có thể giữ toàn bộ doanh thu hay chia cho bên thuê nơi thi đấu đó.
Trong lịch sử, CBS mua độc quyền phát sóng NFL với giá trị 4,6 triệu USD một năm. Hai năm sau, do tỉ lệ nguời xem đã tăng 50% mà vì thế cuộc đấu thầu giữa ba hãng truyền hình thậm chí còn trở nên gay gắt hơn và cuối cùng CBS đã đồng ý tăng giá mua thêm 300% tức 14 triệu USD cho hai năm tiếp theo. 36 năm sau, giá bản quyền truyền hình cho NFL đã tăng lên đáng kể.
Tất cả tiền truyền hình của NFL đuợc chia đều cho các đội bóng, trung bình là 73,3 triệu USD mỗi năm. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với các đội bóng của giải MLB. Điều này xuất phát từ thoả thuận với các hãng truyền hình của giải đấu, chứ không phải giá chung là 11 triệu USD cho mỗi câu lạc bộ. Khoảng 65% doanh thu của các đội bóng trong giải NFL đến từ bản quyền truyền hình.
Ngoài ra, thuơng hiệu thể thao chuyên nghiệp còn có thêm doanh thu thông qua các hợp đồng với mạng luới truyền hình địa phuơng dựa trên phuơng thức lợi nhuận cho mỗi lượt xem. Xu huớng hiện nay cho thấy doanh thu từ lợi nhuận cho mỗi luợt xem sẽ ngày càng tăng trong vài năm tới. 435 triệu USD là doanh thu có được từ phuơng thức này vào năm 1991, đến năm 1996 tăng lên thành 1,1 tỷ USD và năm 2000 là 3 tỷ USD.
Trong 10 năm tới, doanh thu từ phương tiện truyền thông, đặc biệt, sẽ tăng lên khi mà việc đạt đuợc những gì hiện đang có vẻ như một vị trí không tuởng.Với lý do chính là củng cố các phuơng tiện truyền thông và các công ty giải trí cùng sự đa dạng trong khẩu vị của nguời xem, các công ty này sẽ làm ra nhiều chuơng trình thể thao hơn./.
Hồng Vân (t/h)
Print

Số lượt xem (927)/Bình luận (0)

Tags:
Ngô Thịnh Hường

Ngô Thịnh Hường

Other posts by Ngô Thịnh Hường

Comments are only visible to subscribers.