Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Người trao truyền tinh hoa võ thuật

Người trao truyền tinh hoa võ thuật

Người trao truyền tinh hoa võ thuật

Tác giả: Phạm Thái Dương/29 Tháng Mười Một 2021/Categories: Sau những tấm huy chương

Rate this article:
No rating

Những trận đấu vang danh 
 
Từ lâu đã nghe danh võ sư Nguyễn Ninh, nay tôi mới có dịp gặp. Phong thái nhà võ toát lên qua từng cử chỉ, lời nói, dẫu vậy ông vẫn rất gần gũi, thân tình. Ngôi nhà của võ sư Nguyễn Ninh, ở phường Nghĩa Chánh (TP.Quảng Ngãi), là địa chỉ quen thuộc của nhiều người yêu võ thuật. Nơi đây như một bảo tàng thu nhỏ về võ thuật, với rất nhiều hình ảnh, hiện vật ghi dấu nền võ thuật của Quảng Ngãi, đặc biệt là câu chuyện về những trận đấu vang danh một thuở của vị võ sư một đời tâm huyết với nền võ thuật. 

Võ sư Nguyễn Ninh quê ở xã Đức Thắng (Mộ Đức). Ông được truyền thụ, nuôi dưỡng đam mê võ thuật từ người anh của mình là võ sư Nguyễn Hồng - một trong những võ sư nổi tiếng với võ đường Nguyễn Hồng vang danh một thời. Anh trai là người thầy đầu tiên giúp ông Ninh phát triển tài năng võ thuật. Sau đó, ông học thêm nhiều thầy dạy võ nổi tiếng, trong đó có võ sư Minh Cảnh, người từng mang biệt danh là "Vua trong làng võ Sài Gòn".
 
Với sự kiên trì, miệt mài khổ luyện, nên trong thời gian tầm sư học võ, ông Ninh đã nhanh chóng lĩnh hội nhiều tinh hoa võ thuật của nhiều vị võ sư nổi tiếng. Đây là điều đặc biệt và cũng là thế mạnh của võ sư Nguyễn Ninh. Võ sư Nguyễn Ninh kể, thời đó một số võ sư ở miền Trung có quan niệm, học thầy nào thì chỉ học một thầy. Nếu học thêm thầy khác, thì người trò đó bị coi là phản sư. Tuy nhiên, lúc bấy giờ anh Nguyễn Hồng đã cho tôi học nhiều thầy để phát huy sở trường của bản thân.
 
Thượng đài từ năm 15 tuổi, võ sĩ Nguyễn Ninh liên tục giành thắng lợi mỗi khi thi đấu với các võ sĩ ở miền Trung trong các cuộc tranh tài đỉnh cao, góp phần tạo nên tên tuổi của võ sĩ trẻ Quảng Ngãi. Năm 1973, đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời võ thuật của ông. Khi ấy ông vào Sài Gòn thi đấu, chính thức lấy tên là Nguyễn Phi Hùng. Trong những album ảnh và các bài báo cũ viết về các trận đấu đỉnh cao của ông, tôi ấn tượng với bài báo viết về trận đấu với võ sĩ Trần Cường tại Sài Gòn trong Giải Vô địch quốc gia năm 1974, do Tổng cục Quyền thuật Việt Nam tổ chức. Đây là trận đấu tốn nhiều giấy mực của báo chí trong nước lúc bấy giờ.
 
Võ sư Nguyễn Ninh đã vinh dự nhận danh hiệu "Đại võ sư võ cổ truyền thế giới" do Liên đoàn Võ cổ truyền thế giới trao tặng năm 2018. Hiện với vai trò là Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Quảng Ngãi, ông tiếp tục dành tâm huyết để tiếp tục phát triển nền võ thuật.

Lần giở ký ức, võ sư Nguyễn Ninh kể lại trận đấu kinh điển thời trai trẻ. “Đêm 29/3/1974, trận đấu diễn ra với sự chứng kiến của hàng nghìn khán giả. Bước vào trận đấu này tôi nghĩ mình không thắng được Trần Cường, mà tham gia chỉ để cọ xát, học hỏi, bởi lúc này Trần Cường là "tay đấm thép", đương kim vô địch quốc gia. Tuy nhiên, qua vài đòn hiệp đầu, tôi dần lấy lại tự tin và thấy mình đủ sức để đấu với tay đấm này”, ông Ninh kể. Khán giả theo dõi trận đấu khá bất ngờ vì võ sĩ trẻ Nguyễn Phi Hùng chiếm thế thượng phong. Đương kim vô địch quốc gia Trần Cường bị tấn công tới tấp. Tuy nhiên, kết thúc 3 hiệp, trọng tài và giám sát trận đấu tuyên bố võ sĩ Trần Cường thắng điểm. Võ sĩ Nguyễn Phi Hùng im lặng và thách đấu Trần Cường lần hai.
 
Ngày 26/8/1974, lần thứ hai, khán giả được chứng kiến cuộc tái đấu đỉnh cao của võ sĩ Nguyễn Phi Hùng và Trần Cường. Kết thúc trận đấu, khán giả đã hô vang tên gọi võ sĩ Nguyễn Phi Hùng, người đánh thắng trận này. 
 
Sau trận đấu trên, võ sĩ Nguyễn Ninh liên tiếp gặt hái nhiều thành tích khi thượng đài trong nước. Trận đấu với đương kim vô địch võ sĩ Bùi Văn Cứng cũng là một trong những trận đấu đỉnh cao của võ sĩ Nguyễn Ninh. Với lối đánh uyển chuyển và không sát phạt đối thủ, võ sĩ Nguyễn Ninh được nhiều võ sư nhận xét là thể hiện tinh thần thượng võ, làm cho đối thủ phải tâm phục, khẩu phục.
 
Truyền lửa đam mê võ thuật
 
Với tài năng và sự nỗ lực, võ sĩ Nguyễn Ninh đã khẳng định  tên tuổi của mình. Đến năm 1977, ông treo găng để tham gia học tập tại Trường Đại học Thể dục Thể thao Trung ương. Năm 1981, ông ra trường về Ty thể thao Nghĩa Bình làm huấn luyện viên (HLV) môn võ. Từng là HLV Boxing của đội tuyển  quốc gia, ông đã dìu dắt nhiều học trò là võ sĩ nổi tiếng ở Bình Định, Quảng Ngãi như Tạ Quang, Hiếu Hiền, Lê Văn Hùng, Bùi Phụ Minh, Nguyễn Hướng, Nguyễn Quốc Cường, Ngô Sỹ... Ông đã góp công rất lớn trong việc phát triển các bộ môn võ, tạo điều kiện cho các võ sĩ tham gia thi đấu quốc tế.
 
Mặc dù đã gần 70 tuổi nhưng võ sư Nguyễn Ninh vẫn dành thời gian tập luyện võ thuật để nâng cao sức khỏe hằng ngày. Ảnh: K.Ngân
Mặc dù đã gần 70 tuổi nhưng võ sư Nguyễn Ninh vẫn dành thời gian tập luyện võ thuật để nâng cao sức khỏe hằng ngày. Ảnh: K.Ngân
Tại SEA Games 15 (năm 1989), với vai trò là HLV đội tuyển quốc gia môn quyền Anh, võ sư Nguyễn Ninh đã dẫn dắt hai võ sĩ Tạ Quang, Hiếu Hiền thi đấu và đều đoạt huy chương đồng. Giai đoạn 2002 - 2012, ông phụ trách rồi làm Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Thể dục thể thao tỉnh Quảng Ngãi.
 
Võ sư Nguyễn Ninh đã dành tâm huyết để phát triển phong trào thể dục thể thao của tỉnh. Ông thường dạy các võ sinh rằng, võ thuật đòi hỏi sự biến hóa khôn lường, tránh dạy nặng lý thuyết sách vở. Thầy giỏi mới đào tạo ra trò hay. Đối với võ sinh, võ thuật còn có nghĩa là đạo. Tức học võ để làm việc thiện và giúp đời. Học võ để thân thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng...
 
"Tôi may mắn được đào tạo chuyên môn và được tham dự nhiều khóa tập huấn, nghiên cứu võ thuật từ các chuyên gia nước ngoài và tham gia huấn luận đội tuyển quốc gia... Đây là tiền đề để tôi có kiến thức truyền đạt về kinh nghiệm, tinh hoa võ thuật... cho các thế hệ học trò sau này", võ sư Nguyễn Ninh bộc bạch.  
 
Võ sư Nguyễn Ninh đã truyền lửa đam mê, đào tạo nên nhiều thế hệ võ sĩ tài năng.  Anh Nguyễn Văn Hiến, con trai của đại võ sư Nguyễn Hồng, hiện là Tổng trọng tài Liên đoàn Boxing Việt Nam, Tổng Thư ký Liên đoàn Võ thuật tỉnh chia sẻ, chú Ninh và ba tôi là hai người thầy lớn đã dìu dắt, truyền lửa đam mê võ thuật cho tôi. Ngoài khâm phục ý chí, nghị lực, đạo đức thì điều mà tôi luôn cảm phục ở chú Ninh là không bao giờ bằng lòng với những gì mình có, mà luôn học hỏi cái mới, tiếp thu các tinh hoa võ thuật hiện đại để phát triển võ học.
 
Võ sư Nguyễn Ninh có hai người con đều là những tài năng thể thao của Quảng Ngãi. Con gái của ông, võ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Tú là một trong những vận động viên võ tài năng của quốc gia. Hoàng Tú đã đoạt nhiều  huy chương vàng tại các kỳ thi võ cổ truyền toàn quốc và đoạt hai huy chương vàng trong Hội thi võ cổ truyền quốc tế tổ chức tại Việt Nam, với bài thi biểu diễn Hùng Kê quyền. Còn con trai đầu của võ sư Nguyễn Ninh hiện là huấn luyện viên Đội bóng đá trẻ của tỉnh. 
 
Điều trăn trở của võ sư Nguyễn Ninh là võ thuật Quảng Ngãi những năm gần đây không đạt thành tích cao như trước. “Ngày nay, ngoài phát triển đa dạng các bộ môn võ, trong đó có những môn võ hiện đại du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam thì cần phải giữ gìn và phát huy võ cổ truyền. Bởi, võ cổ truyền là di sản văn hóa phi vật thể. Các địa phương cần quan tâm tạo điều kiện để phát triển các câu lạc bộ võ, truyền dạy rộng rãi những tinh hoa võ thuật để gìn giữ di sản...”, võ sư Nguyễn Ninh bày tỏ.

Print

Số lượt xem (901)/Bình luận (0)

Tags:
Phạm Thái Dương

Phạm Thái Dương

Other posts by Phạm Thái Dương

Comments are only visible to subscribers.