Pelota Purépecha của nền văn hóa Mexico
Trò chơi này là một trò chơi có đặc điểm tương tự với trò khúc côn cầu. Tuy nhiên điểm đặc biệt nhất của nó chính là việc người chơi sử dụng “bóng lửa” để đánh chứ không phải là một quả bóng khúc côn cầu bình thường. Tên của trò chơi này được đặt tên theo nơi đã phát minh cho nó – vùng Purépecha nay thuộc Mexico. Người chơi sẽ được trang bị gậy gỗ, và khi quả bóng được đốt lên, cuộc chơi sẽ bắt đầu. Quá bóng dùng để chơi được đan từ một loại sợi đặc biệt, được tẩm đẫm nhựa bằng nhựa thông.
Người chơi sẽ đánh bóng lửa qua lại, cố gắng đập nó qua vạch để ghi điểm. Do đặc điểm liên quan tới lửa nên trò chơi này nguy hiểm hơn nhiều so với bình thường, người chơi có thể dễ dàng bị bỏng, quần áo bắt lửa … Các cầu thủ dù giỏi cỡ nào cũng khó tránh khỏi thương tích từ nặng tới nhẹ. Theo truyền thống thì một trận Pelota Purépecha sẽ được chơi vào những đêm trăng sáng. Giống như rất nhiều trò chơi và các môn thể thao truyền thống cổ xưa khác, purépecha pelato cũng đã dần bị lãng quên và chính phủ Mexico – với những nỗ lực giữ gìn văn hóa truyền thống cũng đã có những động thái để đem nó quay lại (tất nhiên là an toàn hơn trước) như một hoạt động mang tính kỉ niệm trong một số lễ hội.
Naumachia của người La Mã
Hầu như chúng ta không xa lạ gì với những đấu trường đầy chết chóc của người La Mã trong các bộ phim, truyện hay thơ ca nhưng đối với loại hình như naumachia hay còn gọi là naval warfare thủy chiến với kết cấu như một trận thủy chiến giả thì lại được biết đến ít hơn.Trò chơi này thực sự là một trận chiến đẫm máu và hoang dại, nó có tên như vậy do trò chơi diễn ra ở một khán đài vòng có nước và tàu chiến như thật. Những trận chiến được dựng lại từ những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử. Số lượng người tham gia có thể lên đến hàng nghìn người như một trận chiến thật sự. Nơi diễn ra trò này không phải là giữa thiên nhiên hay đấu trường võ sĩ bình thường mà là những nơi được xây dựng riêng cho trò này. Đối tượng của trò chơi này thường là những tội phạm bị kết án.
Lịch sử đã ghi nhận một trận naumachia vào năm 46 trước công nguyên do Julius Caesar phát động nhằm ăn mừng thành tích quân sự của mình. Hai chiếc thuyền sẽ được đặt hai bên sau đó cuộc chiến sẽ bắt đầu và được tiếp diễn cho tới khi một bên hoàn toàn bị giết. Không giống như chiến trường, trò chơi không có gì để thấm máu chảy trên các khoang tàu. Vì vậy, máu cứ chảy tràn ra ngoài các con tàu vì vậy trông toàn cảnh như một biển máu dưới địa ngục vậy. Một số đấu trường kiểu này còn cho thêm các sinh vật biến vào vùng nước. Và trong lịch sử, đấu trường Naumachia lớn nhất được ghi nhận được thành lập bởi Hoàng đế Claudius với hơn 100 tàu và 19000 người cùng tham gia. Đây thực thế giống như một chiến trường giữa nô lệ để làm trò tiêu khiển cho những kẻ thắng cuộc.
Theo http://www.baomoi.com