Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Những “kiếm sĩ” trên sàn tập(08:54 30/05/2005)

Những “kiếm sĩ” trên sàn tập(08:54 30/05/2005)

Những “kiếm sĩ” trên sàn tập(08:54 30/05/2005)

Những “kiếm sĩ” trên sàn tập(08:54 30/05/2005)

Tác giả: SuperUser Account/28 Tháng Chín 2009/Categories: Thể thao thành tích cao

Rate this article:
No rating

Môn học rèn luyện tính kiên nhẫn tuyệt đỉnh

Trương Nguyễn Chí Dũng, một “kiếm sĩ” của nhóm tập Kendo ở hồ bơi Nguyễn Tri Phương, quận 10, đã yêu thích kiếm đạo ngay từ khi được biết tới nó qua những câu chuyện của người cha sau một chuyến đi Nhật trở về với vô số những sách vở, hình ảnh, rồi càng mê hơn nữa khi được xem một bộ phim Hàn Quốc về kiếm đạo. “Những ngày học đầu tiên... bầm dập đúng nghĩa!" - Dũng nhớ lại. Chưa có kỹ năng lại háo thắng, vậy là cậu thường xuyên bị lỗi, bị “đòn”. Vẫn từ 5 giờ 30 giờ sáng, Dũng và một số bạn trẻ nữa, hầu hết là sinh viên, học sinh đã lục tục kéo tới, lỉnh kỉnh khuân vác "đồ nghề" ra sân cùng thầy. Sau những bài tập khởi động, khi đã khoác vào người bộ giáp và đeo chiếc mặt nạ thì ai cũng thật mạnh mẽ, ấn tượng... Trên sân tập, hai đối thủ càng ra dáng những “kiếm sĩ” thực thụ với những động tác di chuyển dứt khoát, nhanh nhẹn, với những đường kiếm như múa và những tiếng thét đanh, vọng. Nguyễn Đăng Toàn, sinh viên Trường Đại học Bách khoa, cũng đến với Kendo vì quá mê truyện "Siêu quậy Teppi", tâm sự; "Khi đã mặc giáp vào thì luôn có cảm giác mình đang chiến đấu thực sự chưa dám nói thắng ai nhưng trước hết đã tự thắng bản thân...".

Lớp Kendo ở Trung tâm TDTT quận 5 sinh hoạt vào các buổi tối thứ 3, 5, 7 có đến hơn mười bạn nữ đang theo học. Ái Nhi, học sinh lớp 10A6 Trường THPT Hùng Vương trông gầy còm nhất lớp nhưng là một trong những người đến sàn tập sớm nhất, đang luyện với những đấng mày râu rất hăng hái. Là “tín đồ” của truyện kiếm đạo và “thích cái gì có vẻ cổ xưa một chút”, lại thấy người ta "uýnh" đẹp quá nên Nhi quyết tâm đi học cho bằng được. Nhi mới tham gia chưa đầy hai tháng vì bận đi học thêm văn hóa. Mộng Hường, cô bạn gái lớn của Nhi trong lớp đã có thâm niên học dài hơn, chỉ vì một lần theo bạn vào trung tâm chơi, thấy sân đấu kiếm hấp dẫn quá, đẹp quá nên lập tức xin tham gia ngay. Ban đầu, cô chỉ nghĩ học để có sức khỏe, để tự vệ nhưng càng tập càng thấy đam mê và quan trọng nhạt là thấy mình “ngày thêm kiên nhãn”. Đức Minh - sinh viên Trường Đại học Dân lập Tôn Đức Thắng - đang tập ở sân hồ bơi Nguyễn Tri Phương cũng đã có bốn năm đeo đuổi kiếm đạo, kể: Nhiều bạn dễ ghiền song cũng dễ nản lắm. Cứ đọc sách, xem truyện tranh Nhật thấy mê quá, vậy là ùn ùn kéo nhau đi học. Thế nhưng khi ngày này qua ngày nọ chỉ thấy tập hoài những động tác gần như rập khuôn nhau mà học hoài... không tới, vậy là... bỏ". “Sensai” trưởng nhóm của nhóm, luật sư Thân nói: “Kiếm đạo đòi hỏi người luyện phải có tính kiên nhẫn tuyệt đỉnh là thế. Những động tác tưởng chừng rất đơn giản ấy muốn tinh luyện và đạt được kỹ thuật hoàn thiện không hề đơn giản chút nào, quan trọng nhất là phải có niềm say mê thực sự".

Môn học của những người “quý phái”

Một “kiếm sĩ” đã trang bị đầy đủ các “phụ tùng” trên người gồm áo, hakama (một loại củng - quần váy võ phục), shinai (kiếm tre), bokken (kiếm gỗ), các dụng cụ bảo hộ, giáp thi đấu vẫn chưa tỏ ra ấn tượng nếu thiếu chiếc mặt nạ che mặt. Vì vậy, để thực sự bước vào luyện tập thì học viên phải trang bị đầy đủ “phụ tùng” cần thiết và đó là một trở ngại không nhỏ với các "tín đồ" là sinh viên, học sinh. Sơ sơ mua một chiếc áo may tại Việt Nam đã tốn khoảng 60.000 - 75.000 đồng. Một hakama có giá 50.000 - 200.000 đồng, một bokken giá 40.000 - 70.000 đồng, một shinai 100.000 - 120.000 đồng... Thế nhưng, theo huấn luyện viên Đỗ Đặng Phong - Chi hội trương Aikido và Kendo quận Phú Nhuận, thì trở ngại khá lớn của môn học là thiếu các dụng cụ bảo hộ và giáp thi đấu. Giá một bộ giáp rẻ nhất được nhập khẩu cũng phải 300 USD, có loại tốt lên đến 2.000 - 3.000 USD. Ở Việt Nam chưa làm được giáp đúng chuẩn nên chưa bảo đảm được tính an toàn. Ngay cả shinai, dù ở ta tre rất nhiều, nhưng lựa cây tre tốt để làm được một cây kiếm cũng rất khó, đó là chưa kể phải có kinh nghiệm và kỹ thuật gia công cao.

Được tinh lọc qua thời gian, Kendo đã được nâng lên thành một thành nghệ thuật, một thứ "đạo" không thể không có với từng lớp quý tộc Nhật - những tướng quân, những samurai thời xưa. Các lễ thức trong môi trường Kendo được áp dụng một cách nghiêm khắc, không chỉ buộc các kiếm sĩ phải thể hiện trên sàn tập, khi đối luyện, mà còn theo chân họ trong cả cuộc sống thường nhật. Các lễ thức trong rèn luyện Kendo là hướng đến sự tôn trọng nhân cách của đối phương đồng thời hai bên sẽ cùng hỗ trợ nhau để rèn luyện tinh thần, chế ngự cảm xúc, phát triển tính cách văn hóa và các kỹ thuật. Lý trí và tình cảm luôn phải được phản ánh qua cách hành động cũng như tinh thần của một võ sĩ đạo. Do đó, thể hiện lễ thức cũng như phong cách thi dấu nhã nhặn sẽ giúp cho kiếm sĩ giữ được thái dộ đúng và bày tỏ lòng biềt ơn đối với những cơ hội mà đối phương tạo ra cho mình là điệu cần phải có.

Kiếm sĩ Đăng Toàn cho rằng chính những nghi thức, phong thái của Kendo đã thuyết phục được người học, đó là chưa kể việc rèn luyện đề phát triển nội lực, sức mạnh cho bản thân và khi đã mặc giáp vào, đối một với đối phương thì chỉ tiến, không lùi. Theo cô Ngọc Thảo - huấn luyện viên ở sân quận 5 - dù bị coi là một môn “bạo lực”, thi đấu đối kháng nhưng ở Kendo không có sự quyết đấu giữa kẻ thắng, người thua mà chiến thắng thực thụ được thể hiện qua từng kỹ thuật đòn thế, biểu hiện được tinh thần võ sĩ đạo rất cao như không đánh từ phía sau, không đánh nữa khi đối phương đã ngã, khống triệt hạ đối phương, không đo đếm từng điểm hơn thua... Muốn tấn công đối phương ở vị trí nào cũng phải "quân tử", nghĩa là phải đọc (thét) tên bộ vị đó, cùng lúc với tiếng thét là âm thanh của kiếm tre chạm vào bộ vị và (tiếng) chân giậm xuống sàn. Chí Dũng, Ái Nhi đều khẳng định rằng nhờ luyện tập Kendo, họ học dược tính kiên nhẫn hơn bao giờ hết và đó cũng là cách để... xả stress rất tuyệt vời.

Có mặt ở Việt Nam từ lâu nhưng Kendo thật sự chưa được phổ biển rộng rãi và cho đến hiện tại, hầu hết các câu lạc bộ Kendo đều xuất phát từ Aikido mà ra. Huấn luyện viên Trương Văn Lương - trưởng bộ môn Aikido, nguyên là Phó Chủ tịch Hội Aikido TPHCM trước đây - đã gầy dựng được một nhóm những người yêu thích Kendo đến tập luyện với nhau ở quận 10. Tại quận 5, huấn luyện viên Trần Duy Phương vốn được học với thầy Hoàng Ngọc Lân ở Pháp về cũng đã mở ra một nhóm học Kendo có tầm cỡ. Những năm 1990, nhân một chuyến thầy Lân về thăm quê, Hội Aikido đã tổ chức một lớp tập huấn cho các thành viên Kendo ở các quận, huyện. Quận 5 cũng đã thuê sân tổ chức thi đấu giao lưu giữa các vận động viên Kendo từ các nơi. Nhiều lớp học Kendo ở các câu lạc bộ Akido quận, huyện đã ra dời với sự tham gia nồng nhiệt của các bạn trẻ. Nhiều sàn tập có tiếng tăm như sân Tinh Võ (quận 5), nhóm Kendo của quận 10, câu lạc bộ Hồ Xuân Hương (quận 3), câu lạc bộ Nguyễn Bỉnh Khiêm... đã thu hút khá nhiều võ sinh tập luyện.

Được coi như một kiếm sĩ thực thụ từng học tập bài bản ở Nhật, thầy Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Dân lập Hồng Bàng, là một người tâm huyết với Kendo và chính ông đã đưa môn võ này thành một môn học thể thao chính thức ở trường từ nhiều năm nay. Nhiều sinh viên Trường Hồng Bàng đã làm quen với một “môn học” mới khá lý thú này. Mới đây, được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia và những người có tâm huyết, Trường Hồng Bàng đã mạnh dạn đầu tư hẳn một phòng tập Kendo chuyên nghiệp. Đây cũng được xem là sàn tập Kendo chính thức đạt đủ chất lượng kỹ thuật nhất của Việt Nam.

Theo NLĐ


 

Print

Số lượt xem (1865)/Bình luận (0)

Tags:
SuperUser Account

SuperUser Account

Other posts by SuperUser Account

Comments are only visible to subscribers.