Lối sống hiện đại và ít vận động khiến giới trẻ sớm mắc các bệnh về xương khớp, béo phì, dẫn đến tình trạng “trẻ hóa” thoái hóa cột sống đáng báo động. Nhận thức được tác động tiêu cực của lối sống thụ động, các bạn trẻ đang dần chú trọng vấn đề chăm sóc sức khỏe và tích cực luyện tập thể thao.
Tuy nhiên, không ít các bạn đang mắc phải những sai lầm trong quá trình tập luyện, dẫn đến những tác dụng ngược cho cơ thể cũng như sức khỏe. Dưới đây là năm lỗi thường gặp trong hành trình đi tìm một thân hình đẹp và khỏe mạnh:
Tập luyện quá sức sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe
|
1. Tập luyện quá sức
Tập thể dục là một quá trình lâu dài, đòi hỏi thời gian hợp lý giúp cơ thể dần thích nghi và tạo điều kiện cho bài tập phát huy tác dụng. Nhưng nhiều bạn lại ra sức tập càng nhiều càng tốt với mong muốn sớm sở hữu thân hình trong mơ. Các nhà khoa học đã chứng minh, tập luyện quá sức sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như căng thẳng, mệt mỏi, căng cơ, chán ăn, mất cơ bắp và dễ gặp chấn thương.
Vì vậy, bạn nên lên kế hoạch tập thể dục phù hợp với thể chất và đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giúp cơ thể hồi phục. Mỗi tuần, nên dành từ 3 - 4 buổi, mỗi buổi không quá 60 phút cho việc luyện tập.
2. Bỏ qua khởi động
Quá trình khởi động làm tăng nhịp tim và sự tuần hoàn, giúp cơ thể sẵn sàng cho những bài tập sức bền cũng như sức mạnh. Quá trình này cũng giúp nới lỏng các khớp xương và tăng lưu thông máu đến nuôi cơ bắp, hạn chế nguy cơ chấn thương.
Bỏ quên bước khởi động có thể khiến người tập bị giãn cơ, dễ chấn thương, ngất xỉu, đột quỵ trong quá trình tập. Nếu kéo dài, việc tập luyện sẽ mất dần hiệu quả và thậm chí gây hại cho sức khỏe người tập.
Vì vậy, lần kế tiếp tới phòng tập, đừng quên dành mười phút cho khởi động!
3. Không đủ kiên nhẫn
Tập luyện thể thao vốn là một hành trình dài. Nếu không đủ kiên nhẫn khi bài tập chưa phát huy tác dụng và muốn bỏ cuộc, bạn không thể đạt được mục tiêu ban đầu. Không những thế, việc thay đổi bài tập liên tục trong thời gian ngắn sẽ khiến cơ thể không thích nghi kịp thời, dẫn đến chấn thương và thiếu hiệu quả luyện tập.
Nhằm mang đến chất lượng tốt nhất, mỗi bài tập nên được duy trì trong thời gian tối thiểu là hai tháng.
Bụng đang quá đói hay quá no chắc chắn không phải là thời điểm phù hợp để bước vào phòng tập. Một khi đang đói, bạn có thể bị hoa mắt, chóng mặt và dễ ngất xỉu. Trong khi đó, một chiếc bụng no căng có thể khiến cơ thể bị rối loạn do phải cùng lúc thực hiện hai việc: tiêu hóa và luyện tập, gây ảnh hưởng về sau cho dạ dày.
4. Tập thể dục khi quá đói hoặc quá no
Vì vậy, nên bắt đầu bài tập 45 phút sau bữa ăn nhẹ khi cơ thể đã hoàn thành việc tiêu hóa. Trong quá trình tập, lưu ý bổ sung nước và các chất điện giải liên tục, đặc biệt là kali, nhưng chỉ dùng từng ngụm nhỏ, giúp bù lượng nước bị mất khi tập luyện. Ngoài ra, sau mỗi buổi tập, cần tăng cường protein giúp cơ thể phục hồi và xây dựng cơ bắp.
5. Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò trọng yếu đối với sức khỏe của mỗi người, nhất là những người thường tập thể thao. Trong quá trình vận động nặng, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và khoáng chất thông qua mồ hôi. Do đó, chúng ta cần bổ sung những chất điện giải này trong lúc tập. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng giàu protein và Carbohydrate sẽ giúp tái tạo mô, duy trì và phát triển cơ bắp.
Không ít người vì nhu cầu giảm cân mà nhịn ăn, dẫn đến thiếu chất cho cơ thể sau thời gian dài luyện tập. Thực tế, người tập thể thao chỉ nên tránh những thực phẩm gây hại cho sức khỏe như đồ ngọt và thức ăn nhanh, nhưng vẫn cần lưu ý bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết thông qua chế độ ăn hàng ngày hoặc các sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng hiện có trên thị trường.