Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Những sự thật thú vị về nhiệt độ cơ thể

Những sự thật thú vị về nhiệt độ cơ thể

Những sự thật thú vị về nhiệt độ cơ thể

Tác giả: Trần Thúy Hằng/23 Tháng Mười 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Rate this article:
No rating

Phụ nữ luôn cảm thấy lạnh hơn nam giới

Phụ nữ có lượng mỡ cơ thể nhiều hơn nam giới và thông thường, mỡ của phụ nữ sẽ tập trung nhiều ở phần trung tâm cơ thể và giúp giữ ấm các cơ quan nội tạng bên trong, chứ không phải là các chi. Nhưng khi bàn tay và bàn chân của bạn bị lạnh, thì phần còn lại của cơ thể cũng sẽ bị lạnh theo, theo bác sỹ  Kathryn Sandberg, giám đốc trung tâm nghiên cứu về khác biệt giới về sức khỏe, lão hóa và bệnh tật tại Đại học Georgetown cho biết.

Các nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng, phụ nữ có ngưỡng chịu lạnh thấp hơn nam giới. Khi phụ nữ và nam giới cùng tiếp xúc với một ngưỡng nhiệt độ lạnh, thì các mạch máu ở ngón tay phụ nữ co lại nhiều hơn nam giới. Đó là lý do giải thích vì sao ngón tay phụ nữ thường đổi màu trắng nhanh hơn khi gặp nhiệt độ lạnh (và do vậy, khả năng chịu lạnh cũng kém hơn) so với nam giới.

Nhiệt độ cơ thể bạn không phải là 37 độ C

37 độ C là tiêu chuẩn vàng sau khi một bác sỹ người Đức tên là Carl Reinhold August Wunderlich đo thân nhiệt của hàng nghìn bệnh nhân trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng, con số này đã không còn đúng nữa, theo như Real Clear Science.

Sử dụng một nhiệt kế chính xác hơn, các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland đã chỉ ra rằng, nhiệt độ trung bình của cơ thể con người là vào khoảng 36.78 độ C, nhưng không phải lúc nào nhiệt độ cơ thể cũng chính xác với con số này. Thân nhiệt sẽ thay đổi trong suốt cả ngày, từ khoảng 36.4 độ C vào lúc 6 giờ sáng cho đến 36.94 độ C vào 6 giờ chiều. Trên thực tế, kể cả nếu nhiệt độ cơ thể ở ngưỡng 37.5 độ C thì bạn vẫn được coi là khỏe mạnh.

Càng lớn tuổi, nhiệt độ cơ thể bạn càng thấp

Thân nhiệt của bạn không ổn định ở một ngưỡng nhiệt độ cố định. Cứ mỗi 10 năm, thân nhiệt của bạn lại có thể giảm đi một chút và sự thay đổi này trở nên đặc biệt quan trọng ở người cao tuổi. Theo tờ New York Times, chỉ cần giảm một vài độ thôi cũng có thể dẫn đến tình trạng sốt không phát hiện được. Trong một nghiên cứu xuất bản trên Journal of the American Geriatric Society, có khoảng một nửa số người bệnh mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng vẫn có nhiệt độ cơ thể dưới 38.3 độ C, mặc dù mức thay đổi nhiệt độ cơ thể của họ là rất lớn.

Bạn sẽ không mất quá nhiều nhiệt qua đầu

Đầu của bạn chỉ chiếm khoảng 10% diện tích bề mặt cơ thể. Và nếu ai đó nói với bạn rằng 75% nhiệt cơ thể sẽ tỏa ra ở đầu thì có nghĩa là đầu mất nhiệt nhiều hơn các phần khác của cơ thể khoảng 40 lần, và điều này là vô lý – tiến sỹ Richard Ingebretsen, một chuyên gia tại trường Đại học Y Utah cho biết.

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, lượng nhiệt mà bạn mất qua đầu cũng chỉ tương tự như lượng nhiệt bạn bị mất qua các phần khác của cơ thể. Nguyên nhân thực sự khiến chúng ta mất nhiệt ở vùng đầu nhiều hơn đó là khi thời tiết trở lạnh, thì hầu như tất cả các phần khác của cơ thể đều có quần áo để che chắn, tránh mất nhiệt, nhưng vùng đầu thì rất hiếm khi được đội mũ hoặc quấn khăn.

Sốt là một điều tốt

Sốt chính là cách cơ thể chống lại các loại vi khuẩn. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Leukocyte Biology chỉ ra rằng, việc tăng nhiệt độ cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Bị sốt có thể sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, nhưng các nghiên cứu và rất nhiều báo cáo đã cho thấy rằng, sốt chính là cách để biết được hệ miễn dịch của bạn vẫn đang hoạt động hiệu quả.

Tiến sỹ  John Wherry, tổng biên tập của tờ tạp chí trên cho biết: Chúng ta đã từng nghĩ rằng, khi bị sốt, thì các loại vi sinh vật đã xâm nhập vào cơ thể chúng ta sẽ không thể nhân lên được nữa. Nhưng những bằng chứng gần đây cho thấy, không phải do vi khuẩn không nhân lên được mà là do hệ miễn dịch của chúng ta được tăng cường chức năng khi chúng ta bị sốt. Mặc dù nếu thân nhiệt tăng quá cao thì có thể là một dấu hiệu nguy hiểm và cần được theo dõi chặt chẽ, nhưng nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, cần xem xét lại về việc khi nào nên điều trị các cơn sốt nhẹ và điều trị như thế nào cho hợp lý.

Nói dối sẽ làm mũi của bạn nóng lên

Đúng vậy, mũi của bạn sẽ nóng lên (chứ không phải dài ra) khi bạn nói dối. Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Granada đã sử dụng hình ảnh mô tả thân nhiệt và phát hiện ra rằng, nói dối sẽ khiến chúng ta cảm thấy lo lắng, và do vậy, sẽ khiến mũi và các vùng gần mắt tăng nhiệt độ.

Thân nhiệt có thể ảnh hưởng đến cân nặng

Năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Italia và Mỹ đã xuất bản một nghiên cứu trên tạp chí Chronobiology nói về những phát hiện thú vị về việc tại sao một số người lại dễ béo hơn những người khác. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, béo phì có liên quan với việc giảm đáng kể nhiệt độ ở vùng trung tâm cơ thể trong suốt thời gian ban ngày. So với người gầy hoặc bình thường, thì khả năng chuyển năng lượng (calo) thành nhiệt của người béo  là kém hơn, do vậy, theo thời gian, việc này có thể dẫn đến tình trạng tăng cân (khoảng 2kg/năm, phụ thuộc vào lối sống của mỗi người). Các tác giả nghiên cứu gọi sự suy giảm này là “khuyết tật về mặt sinh học” và có thể dự đoán trước tình trạng béo phì. Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác nhận kết quả này, nhưng khám phá mới này có thể mở ra một hướng điều trị mới cho những người bị béo phì.

Thân nhiệt có thể ảnh hưởng đến việc ngủ của bạn

Ngay trước khi chúng ta chìm vào trong giấc ngủ, cơ thể sẽ bắt đầu mất một chút nhiệt vào trong môi trường. Và việc thay đổi nhiệt độ nhẹ này sẽ giúp chúng ta chìm vào trong giấc ngủ và ngủ lâu hơn, theo như những thông tin của Khoa nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học Y Harvard. Đó là lý do vì sao những người bị mất ngủ được khuyên nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Bởi việc giảm nhiệt độ cơ thể sau khi tắm nước ấm có thể sẽ gửi tín hiệu đến não bộ và làm bạn cảm thấy buồn ngủ hơn.

Rượu sẽ không làm bạn cảm thấy ấm hơn

Do vậy, bạn nên suy nghĩ thật kỹ nếu muốn dùng rượu để làm ấm cơ thể trong những ngày lạnh giá. Phản ứng đầu tiên của cơ thể khi gặp lạnh là co mạch để bảo tồn lượng nhiệt của cơ thể. Nhưng rượu sẽ có tác dụng ngược lại: rượu sẽ làm các mạch máu ngoại vi của bạn giãn ra, và do vậy, sẽ khiến bạn bị mất nhiệt ra môi trường bên ngoài. Cảm giác ấm lên bạn cảm nhận được ở ngoài da sau khi uống rượu chỉ là cảm giác giả mà bạn cảm nhận được khi thời tiết lạnh. Rượu thực ra sẽ làm thân nhiệt vùng trung tâm của bạn giảm xuống và có thể dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt trong những trường hợp nghiêm trọng.

Print

Số lượt xem (198)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.