Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Phát triển thể dục thể thao khu vực nông thôn

Phát triển thể dục thể thao khu vực nông thôn

Phát triển thể dục thể thao khu vực nông thôn

Thể dục thể thao (TDTT) có tầm quan trọng đặc biệt trong việc chăm lo, bồi dưỡng nâng cao sức khỏe, thể lực, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, trước hết là phát triển, hoàn thiện thể chất và xây dựng lối sống tích cực, lành mạnh cho thế hệ trẻ.

Tác giả: Cao Thị Thu Hường/13 Tháng Sáu 2014/Categories: Góc cảm nhận, Xu hướng phát triển

Rate this article:
No rating

Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách phát triển TDTT, coi đó như một bộ phận thuộc chính sách xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, TDTT nước ta đã đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần tích cực trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước; TDTT từng bước trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống xã hội.

Trong những năm qua, cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, phong trào TDTT quần chúng đã có bước phát triển và tiến bộ rõ rệt. Nhu cầu tập luyện TDTT của các đối tượng nhân dân từ thiếu niên, nhi đồng đến người cao tuổi, từ các hội viên nông dân đến tầng lớp trí thức, từ thành thị đến nông thôn, từ người bình thường đến người khuyết tật đều tăng cao; số người tập luyện thường xuyên và tỷ lệ gia đình thể thao hàng năm đều tăng.

Nhiều hình thức tập luyện được các đối tượng nhân dân thực hiện như: đi bộ, thể dục dưỡng sinh, chạy vì sức khoẻ… Nhiều trò chơi dân gian và thể thao dân tộc như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đá cầu,… được đưa vào các lễ hội ở địa phương và trở thành các giải thể thao quần chúng truyền thống hàng năm. Nhiều cuộc vận động lớn được hình thành, thu hút hàng chục triệu người tham gia, như: Đại hội TDTT các cấp tiến tới Đại hội TDTT toàn quốc các năm, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” từ năm 2000 tiếp tục được triển khai giai đoạn 2012-2020, Hội thi các môn thể thao dân tộc toàn quốc và khu vực, Hội thi Thể thao – Văn nghệ nông dân toàn quốc, Hội thi Thể thao – người khuyết tật toàn quốc, Hội khoẻ Phù Đổng các cấp và toàn quốc.

Nhiều xã, phường, thị trấn đã có sân bóng đá, bóng chuyền; có phong trào TDTT đều khắp. Hàng năm, nhân các ngày lễ, tết mở nhiều cuộc thi đấu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng, cờ vua… giữa các thôn, bản.

Các hoạt động nói trên đã đem lại những giá trị văn hóa, tinh thần – thể chất rõ nét đối với đại bộ phận nhân dân, góp phần nâng cao sức khoẻ và mức hưởng thụ văn hóa, phòng chống bệnh tật và xóa dần các tệ nạn xã hội, tăng cường khối đoàn kết trong nhân dân, ổn định chính trị xã hội, tạo ra những động lực mới để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

 Phát triển thể dục thể thao khu vực nông thôn

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động TDTT ở cơ sở nhiều cơ sở xã, phường, thị trấn trong cả nước, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu còn nhiều khó khăn; sự chênh lệch về mức độ hưởng thụ TDTT giữa các vùng, miền, giữa các đối tượng nhân dân ngày càng rõ; công tác quản lý, chỉ đạo phát triển TDTT ở cơ sở còn hạn chế, kém hiệu quả, chưa đáp ứng các mục tiêu phát triển TDTT nông thôn như Đảng ta đã xác định. Phong trào TDTT nông thôn chưa sâu rộng, thiếu bền vững, còn nặng về các hoạt động bề nổi, chưa thực sự quan tâm lợi ích của người dân trong hoạt động TDTT; phong trào TDTT trong trường học ở các khu vực nông thôn, miền núi, còn nhiều hạn chế, do còn thiếu sân bãi, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học môn thể dục; thiếu các địa điểm để thanh, thiếu niên vui chơi và rèn luyện thể chất…

Thực tế này là khó khăn, thách thức to lớn đối với quá trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế với sự cạnh tranh gay gắt.

Đại hội Đảng XI tiếp tục khẳng định các quan điểm nhất quán của Đảng trên lĩnh vực công tác TDTT “Phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao đại chúng…”; Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 1-12-2011 của Bộ Chính trị cũng khẳng định “… vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tập luyện thể dục, thể thao ở cơ sở…”.

Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đã đề cập đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ở nông thôn, nhất là vùng khó khăn. Theo đó, TDTT nước ta cần góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ ở nông thôn về sức khỏe, thể lực và các phẩm chất trí tuệ, đạo đức và lối sống để tham gia vào sự phân công lao động mới. Đặc biệt là với những ngành nghề mới đòi hỏi cao hơn về sức bền bỉ, dẻo dai, cũng như sự nhanh nhẹn, khéo léo và tính tổ chức, kỷ luật cao. Đồng thời giúp cho con người thích ứng với tính chất luôn luôn thay đổi và nhịp độ căng thẳng trong sinh hoạt và đời sống xã hội; mở rộng sự giao lưu, giao tiếp trong cộng đồng, xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; phòng tránh các bệnh học đường, bệnh nghề nghiệp; góp phần giảm căng thẳng về thể lực và tâm lý do học tập và lao động căng thẳng gây nên.

Phát triển TDTT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cần hướng mạnh về cơ sở, hướng về quần chúng thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Theo đó, quan tâm phát triển phong trào TDTT ở nông thôn – một địa bàn rộng lớn với hơn 70% dân số cả nước.

Trong thời gian tới, để phong trào TDTT ở nông thôn phát triển, cần triển khai tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể (được xem như điều kiện tiên quyết). Muốn đưa chủ trương, chính sách phát triển sự nghiệp TDTT của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn, ngoài sự nỗ lực của ngành TDTT, cần phải có sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội. Tăng cường sự chỉ đạo của các ngành, các cấp trong việc triển khai chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT ở cơ sở. Phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc chỉ đạo và tổ chức các hoạt động TDTT nhằm phát huy hiệu quả công tác xã hội hóa TDTT, kinh tế TDTT. Cần đưa nhiệm vụ phát triển TDTT vào chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, gắn TDTT với yêu cầu và nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương. Có cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý và các tổ chức để xây dựng thiết chế TDTT ở cơ sở. Có chính sách của Nhà nước đầu tư đất đai, cơ sở vật chất TDTT; xây dựng cơ chế xã hội hóa TDTT, khuyến khích hỗ trợ đầu tư cho TDTT.

Hai là, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức. Công tác thông tin tuyên truyền là phương pháp, giải pháp quan trọng không chỉ đối với công tác TDTT, mà còn cả đối với các mặt công tác khác của cơ sở.

Ba là, hướng dẫn và vận động nhân dân quan tâm đến sức khỏe, lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường tập luyện TDTT hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, giới tính và thể dục chữa bệnh, phát động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Sưu tầm và khôi phục, phát triển các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc. Tổ chức giải thể thao quần chúng (hoặc hội khỏe) định kỳ ở cơ sở. Hàng năm, tổ chức Đại hội TDTT (hoặc hội khỏe) cấp xã (hoặc liên xã), vào các dịp lễ, ngày kỷ niệm truyền thống, tuyển chọn  vận động viên  có thành tích tham gia thi đấu các giải, hội thi thể thao cấp huyện, cấp tỉnh, cấp khu vực và toàn quốc.

Tổ chức hoạt động thể thao hàng ngày ở cơ sở: tự tập tại gia đình, tập có hướng dẫn, tập theo nhóm, lứa tuổi, tổ chức ngoài cộng đồng như Câu lạc bộ, các môn thể thao tập thể quần chúng, điểm vui chơi của trẻ em. Gắn kết các hoạt động thể thao giải trí và du lịch, văn hóa, lễ hội, văn hóa tâm linh là xu thế sẽ phát triển mạnh. Do vậy, các hoạt động TDTT quần chúng sẽ phát triển mạnh nhất là các trò chơi dân gian và thể thao dân tộc.

Bốn là, đa dạng hóa nội dung và xã hội hóa hoạt động TDTT. TDTT quần chúng là hoạt động tập luyện và vui chơi, giải trí, thi đấu thể thao của mọi tầng lớp nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu giữ gìn sức khỏe, tăng cường thể chất của từng người và tham gia các hoạt động văn hóa – xã hội của cộng đồng. Từng bước thực hiện xã hội hóa các hoạt động TDTT để huy động mọi tiềm năng, vật chất toàn xã hội, đồng thời tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động và hưởng thụ TDTT.

Năm là, quy hoạch quỹ đất giành cho TDTT cấp xã theo Quyết định 100/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về dành đất xây dựng công trình văn hóa, thể thao cấp xã, đảm bảo đất để người dân làm sân chơi, bãi tập thể thao. Tăng đầu tư ngân sách cho TDTT đồng thời thu hút nguồn lực của người dân, các tổ chức xã hội và ngoài ngân sách cho TDTT.

Sáu là, chuẩn bị nguồn nhân lực bằng việc mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ TDTT, các cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT ở cấp xã, cấp thôn. Có chính sách quản lý, sử dụng và phát triển lực lượng cộng tác viên, tình nguyện viên, để giúp cho UBND xã tổ chức, theo dõi và chỉ đạo phong trào TDTT toàn xã, kiểm tra, duy trì phong trào TDTT ở cơ sở.

Bảy là, xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu để đánh giá, kiểm tra: số người tập luyện thường xuyên và tỷ lệ % dân số; số gia đình thể thao và tỷ lệ % trên số hộ gia đình; quỹ đất dành cho TDTT; số Câu lạc bộ TDTT; số cộng tác viên được tập huấn nghiệp vụ; số giải thể thao, số môn thể thao được tổ chức; số trường phổ thông thực hiện chương trình giáo dục thể chất bắt buộc, số trường phổ thông tổ chức hoạt động ngoại khóa thường xuyên.
Tám là, tổng kết thực tiễn, nhân rộng các điển hình tiên tiến, khen thưởng kịp thường các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong hoạt động phong trào TDTT…/

 

 

Phạm Thanh Cẩm 

Print

Số lượt xem (1856)/Bình luận (0)

Cao Thị Thu Hường

Cao Thị Thu Hường

Other posts by Cao Thị Thu Hường

Comments are only visible to subscribers.