Đặc điểm đánh cầu trong cầu lông:
1 Đặc điểm thứ nhất: căn cứ vào chiến thuật thi đấu của mình định áp dụng để phát lực điều khiển cầu bay với tốc độ khác nhau, đường bay vòng cung cao thấp khác nhau và điểm rơi của cầu vào sân đối phương ở những điểm khác nhau. Sức mạnh đánh cầu cần phải có sự biến hóa lớn: có lúc đòi hỏi dùng sức mạnh tối đa để vụt, đập cầu, nhưng có lúc dùng thủ pháp tinh xảo làm cho cầu nhẹ nhàng qua lưới. Mặt khác do vị trí và tư thế thân người của VĐV đánh cầu trên sân thiên biến vạn hóa luôn thay đổi, muốn đánh cầu đến 1 điểm nào đó trên sân đối phương cũng cần thể hiện sức mạnh rất khác nhau.
.2 Đặc điểm thứ hai: Người đỡ cầu của đối phương đánh sang (trừ phát cầu sang) do đường vòng cung của cầu và tốc độ biến hóa phức tạp đa dạng của cầu đến không phụ thuộc vào sự điều khiển của mình, nên căn cứ vào tính chất của cầu để vận dụng sức mạnh của một số bộ phận nào đó của cơ thể để đánh cầu. Ví dụ: cầu của đối phương đánh sang cao sâu, thì người đỡ cầu có thời gian nhiều hơn để vận dụng nhịp nhàng sức mạnh lớn nhất của toàn thân cho đập vụt cầu. Nếu đối phương đánh cầu sang mà cầu đi tương đối thấp và ngang bằng lưới, thì người đỡ cầu có thể dựa vào cánh tay và cổ tay để đập, vụt, cắt cầu … nếu cầu lật sát lưới thì dùng sức mạnh cổ tay.
Dựa vào đặc điểm trên, khi nghiên cứu về sức mạnh đánh cầu trong cầu lông phải chú ý xem xét các vấn đề sau:
a. Làm thế nào để trong mọi tình huống đều có thể phát huy đầy đủ được sức mạnh đánh cầu lớn nhất.
b. Làm thế nào để điều khiển sức mạnh đánh cầu lớn hay nhỏ.
c. Làm thế nào để sử dụng hợp lý sức mạnh của các bộ phận cơ thể ở những tình huống cụ thể khi đánh cầu, tránh sử dụng quá tập trung vào một bộ phận nhất định mà làm suy giảm sức mạnh đánh cầu hoặc tạo thành sự mệt mỏi cục bộ quá sức của cơ thể.
3. Phân tích sức mạnh đánh cầu trong cầu lông:
Đánh cầu trong cầu lông có thể khái quát một cách đơn giản là sự vận động va đập giữa hai vật là vợt và quả cầu. Quả cầu từ trạng thái tĩnh sau khi được người phát cầu đánh đi thì bản thân nó đã có một tốc độ bay nhất định. Mỗi lần, sau khi cầu bị vợt đánh vào lại đổi hướng bay, đồng thời lại nhận được một lực đánh cầu khác nhau mà biểu hiện ra tốc độ bay nhanh, chậm khác nhau. Lực đánh cầu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào trọng lượng của vợt và tốc độ vung vợt, lực càng lớn thì tốc độ bay của quả cầu càng cao. Nhưng thực tế, lực khi vợt đánh vào cầu không thể hoàn toàn chuyển sang tốc độ của cầu được. Đó là vì:
a. Khi vợt chạm cầu có một phần lực đã chuyển thành sóng đàn hồi mà tiêu tan mất, lực bị hao phí lớn hay nhỏ có quan hệ tới tính đàn hồi của vợt, trong đó bao gồm chất liệu của các vật chất làm nên vợt. Chất liệu sợi cước căng mặt vợt và mức độ căng hoặc chùng của lưới mặt vợt và đồng thời có mối quan hệ với tính đàn hồi của quả cầu, chủ yếu là độ cứng của đuôi lie của quả cầu.
b. Khi đánh vào cầu, nếu mặt vợt đánh không phải là chính diện vào cuống cầu mà mặt vợt và hướng đánh cầu có một góc độ nhất định tạo thành sự va chạm nghiêng thì như vậy, trong trường hợp này sẽ làm giảm ở mức độ rất lớn lực đánh vào cầu. Cần điều chỉnh sức mạnh đánh cầu và qua đó điều chỉnh tốc độ bay của cầu bằng phương pháp sau:
+ Khi đánh vào cầu, cần điều khiển bằng tốc độ tức thời khi tiếp xúc cầu.
+ Khi đánh vào cầu, cần điều khiển góc độ mặt vợt.
+ Khi đánh vào cầu, cần điều khiển mức độ chặt lỏng của tay cầm vợt.
4. Điều khiển, điều chỉnh sức mạnh đánh cầu:
Dựa vào đặc điểm đánh cầu trong khi thi đấu cầu lông và những nhân tố có ảnh hưởng đế sức mạnh đánh cầu đã phân tích ở trên, VĐV khi đánh cầu cần chú ý khống chế điều khiển hợp lý sức mạnh đánh cầu.
a. Tăng sức mạnh đánh cầu:
- Trong tình huống thời gian cho phép, cần tăng thêm cự ly hoạt động của tay vung vợt và tốc độ vung vợt đánh cầu. Chú ý dùng sức toàn thân một cách nhịp nhàng làm cho sức mạnh truyền đi một cách liên tục, ngoài ra cần tăng cường tố chất sức mạnh chủ yếu là năng lực co duỗi nhanh chóng của cơ bắp (sức mạnh tốc độ).
- Khi đánh vào cầu, mặt vợt cần vuông góc với hướng đánh cầu, tránh nghiêng vợt đánh cầu làm giảm tốc độ cầu bay.
- Rút ngắn thời gian tiếp xúc khi vợt đánh vào cầu. Trong thời điểm đánh vào cầu phải nắm chắc vợt, tạo ra được tác dụng điểm tựa cố định, Thời gian nắm chắc vợt cũng là thời gian cổ tay gập vào phát lực, nhất định phải chuẩn xác.
b Giảm bớt sức mạnh đánh cầu:
- Khống chế và điều khiển tốc độ vung vợt, tốc độ vợt có thể bằng không, tức là chỉ dựa vào sức bật lại của cầu đến.
- Khống chế mức độ chặt lỏng của tay cầm vợt, dùng điều chỉnh sức mạnh đánh cầu lớn hay nhỏ. Sự điều khiển này rất quan trọng trong các động tác kỹ thuật như bỏ nhỏ, đập cầu, chặn cầu ….
- Lợi dụng nghiêng mặt vợt đánh cầu để khống chế và điều khiển hướng và tốc dộ bay của cầu, Ví dụ : chém cầu, bỏ chéo góc …đồng thời cũng có thể dùng để hoãn xung sức bật lại của cầu. Ví dụ: chặn cầu gần lưới, móc cầu sang hai góc.