Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Tập bơi trở lại thế nào sau Covid-19

Tập bơi trở lại thế nào sau Covid-19

Tập bơi trở lại thế nào sau Covid-19

Tác giả: Hoàng Kim Anh/06 Tháng Mười 2021/Categories: Thể thao trong nước

Rate this article:
No rating

Gần ba tháng xa bể vì giãn cách phòng Covid-19, người chơi có thể gặp nhiều trở ngại hơn so với chạy bộ hay đạp xe.
Trong thời gian giãn cách kéo dài khoảng ba tháng qua, hồ bơi ở các thành phố lớn đều đóng cửa. Hiện nay, một số đã mở cửa lại và đây là cơ hội tốt để những người yêu thích bơi lấy lại cảm giác nước. Tuy nhiên, bơi là môn thể thao khá khó chịu. Không giống như chạy bộ hay đạp xe, chỉ cần xa bể vài tháng là dường như bạn quay trở về con số 0: tay mỏi, thở dốc khi bơi trở lại. Dưới đây là sáu lời khuyên giúp bạn làm quen lại dần với bơi lội và giúp bạn quay trở lại trình độ như trước khi bị giãn cách.
Để giúp mọi người làm quen lại dần với bơi lộ và luyện tập hiệu quả hơn sau thời gian giãn cách, HLV Phạm Thúy Vi - HLV trưởng môn bơi lội của CLB BoiDapChay, VĐV kiện tướng quốc gia (1996-2001) và cựu trợ lý HLV đội tuyển bơi trẻ Singapore - có một số lời khuyên như sau.
Tập đều mỗi ngày
Nhìn chung, khi quay trở lại hồ bơi sau một thời gian dài nghỉ ngơi, chúng ta kỳ vọng sẽ bơi được 500 m – 1.000 m thoải mái như xưa, giãn cơ một chút và như thế là chúng ta trở lại. Nhưng điều này hiếm khi xảy ra. Phong độ đến đâu tùy thuộc vào những gì bạn làm trong thời gian nghỉ. Tuy nhiên, với 90% người chơi, dù tập duy trì hay không, việc phục hồi phong độ có thể diễn ra chậm chạp.
Vì vậy, hãy quên đi việc so sánh bản thân hiện nay với trình độ cách đây vài tháng, trước khi giãn cách. Thay vào đó, hãy tập trung vào quá trình tập hàng ngày để trở lại: tập đều đặn thường xuyên, với các bài tập từ dễ tới tăng dần khối lượng.
Khối lượng trước, cường độ sau
Trong vài tuần đầu tiên khi bơi trở lại, hãy tập trung vào việc hoàn thành việc bơi đều với kỹ thuật tốt, bơi không nghỉ, cố gắng không bị ngộp nước. Sau đó, bạn mới bắt đầu nghĩ đến chuyện tăng cường độ, bơi nhanh.
Quá chú trọng vào cường độ nặng, bơi nhanh ở ngưỡng mệt mỏi là cách nhanh nhất để bạn kiệt sức hoàn toàn, cả về tinh thần lẫn thể chất. Với những người tập bơi dưỡng sinh, việc bơi nhẹ nhàng này có lẽ không quá khó khăn. Nhưng với những người có một chút trình độ, sai lầm lớn hay mắc phải là: không chấp nhận mình yếu hơn trước đây và lao vào luyện tập với cường độ cao. Họ muốn bơi nhanh ngay tức khắc. Tuy nhiên, hãy cố gắng đừng để bị cám dỗ bởi mong muốn bơi nhanh ngay lập tức đó. Thay vào đó, hãy tập đều để lấy lại cảm giác nước, chú trọng vào kỹ thuật, vì với môn bơi, kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng để có thể bơi tốt.
Tập thói quen bơi tốt
Giãn cách chắc chắn ảnh hưởng tới khả năng bơi. Tuy nhiên, nó cũng mang lại một lợi ích nho nhỏ đó là: ngày trở lại, bạn bắt đầu lại từ đầu. Hãy tận dụng cơ hội này để "đập đi xây lại" một thói quen mới tốt hơn. Thói quen đó bao gồm:
- Tập trung vào kỹ thuật
- Tập các drill (các động tác kỹ thuật mô phỏng từng phần động tác bơi dưới nước)
- Lưu ý giãn cơ để giúp cơ dẻo dai hơn
Nên nhớ, bơi nhanh không chỉ cần sức mạnh mà kỹ thuật cũng không kém phần quan trọng. Nếu chỉ có sức mà cơ thể không nổi, không lướt nước thì bạn sẽ bị hụt hơi rất sớm, dù cơ tay khỏe tới đâu.
Tập động tác sculling (tay chèo) để lấy lại cảm giác nước
Động tác này rất quan trọng trong việc giúp bạn lấy lại cảm giác nước. HLV Thuý Vi từng bị tai nạn gãy tay phải phẫu thuật và gắn đinh cố định gần một năm. Tới khi rút đinh, một tay teo tóp bằng nửa tay còn lại. Nhờ động tác sculling (tay chèo), Thuý Vi nhanh chóng lấy lại cảm giác nước. Sau đó, Thuý Vi chỉ cần tập bơi và tập gym để tay phát triển lại như ban đầu.
Động tác này không quá khó. Đầu tiên, hãy kẹp phao số 8 ở đùi, sau đó di chuyển tay như động tác đứng nước, vài lần thì ngẩng mặt lấy hơi, cứ bơi vậy cho tới hết 25 đến 50 m hồ, lặp lại vài lần.
Động tác sculling.
Kiên nhẫn
Trong những tuần đầu tiên khi tập luyện trở lại, bạn cần cố gắng, không chỉ về thể chất, mà còn về tinh thần. Bạn sẽ tự hỏi liệu mình có bao giờ bơi nhanh như trước đây không, tại sao lần này bơi chậm mà mỏi vậy, hoặc không có được sự tự tin và tinh thần dẻo dai như trước đây.
Yên tâm đi, phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi. Phong độ sẽ trở lại cùng cảm giác nước tốt, sức bền thể chất... Chỉ có điều là không phải tất cả sẽ cùng trở lại một lúc như hy vọng.
Theo dõi kỹ sự tiến bộ
Việc theo dõi và ghi lại các bài tập không chỉ cung cấp cho bạn một danh sách về những gì đang làm mà còn kết hợp các điểm được đề cập ở trên. Nó còn cho phép bạn có đủ dữ kiện để điều chỉnh khối lượng bơi, trong từng buổi bơi hay cho cả tuần.
Việc ghi chép này cũng cung cấp cho bạn dữ liệu để xem bạn đang bắt kịp thói quen mới của mình như thế nào. Bạn cũng có thể ghi lại "những thắng lợi nho nhỏ", chẳng hạn đã bơi được 500 m không nghỉ - vốn là điều đơn giản nhưng trở nên khó khăn sau thời gian giãn cách, hay buổi tập mà trong đó bạn đã bơi được pace dưới 2:00/100m, để giúp bạn yên tâm rằng bạn đang đi đúng hướng.

 

Minh Quang

Print

Số lượt xem (152)/Bình luận (0)

Tags:
Hoàng Kim Anh

Hoàng Kim Anh

Other posts by Hoàng Kim Anh

Comments are only visible to subscribers.