Trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm BV Nhi Trung ương có khoảng 40-50 bệnh nhân mới mắc đái tháo đường tuýp 1 được chẩn đoán, cao hơn nhiều so với trước đó (chỉ 5-20 bệnh nhân/năm). Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em ngày càng có xu thế gia tăng tại các nước có thu nhập trung bình và thấp, trong đó có Việt Nam.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em là tình trạng bệnh khiến cơ thể trẻ không còn khả năng sản sinh đủ lượng hormone quan trọng (insulin). Cơ thể trẻ cần đủ lượng insulin để sống sót, do đó cơ thể cần phải bù lượng insulin đã mất. Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em còn được biết đến như là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường lệ thuộc insulin.
Nguyên nhân bệnh đái tháo đường ở trẻ em
Hiện các chuyên gia chưa thể xác định rõ được nguyên nhân chính xác của bệnh. Nhưng ở hầu hết những người bị đái tháo đường tuýp 1, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhầm lẫn việc phá hủy các tế bào sản sinh insulin ở tuyến tụy. Các yếu tố di truyền và môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ em bị mắc bệnh đái tháo đường:
- Trong gia đình có người thân bị mắc bệnh tiểu đường. Hoặc cũng có thể do mẹ bị tiểu đường thai kì và trẻ sinh ra trên 4,1kg. Yếu tố di truyền được xác định có liên quan đến căn bệnh mạn tính này.
- Thừa cân và béo phì: đây là vấn đề nan giải tại các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển. Trẻ thừa cân đến mức béo phì thì nguy cơ mắc đái tháo đường rất cao.
- Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến năng lượng dư thừa, tăng mỡ máu hoặc đường trong máu. Mặt khác, trẻ ăn nhiều thì lười vận động nên năng lượng dư thừa không được tiêu hao, nó tích tụ lại gây thừa cân và kéo theo nguy cơ tiểu đường.
- Một số nguyên nhân khác: tổn thương tế bào tuyến tụy do nhiễm vi-rút, điều kiện sống, hoặc các yếu tố môi trường.
Cách nhận biết bệnh đái tháo đường ở trẻ em
Các dấu hiệu biểu hiện đái tháo đường ở trẻ em cũng giống như người lớn bao gồm các dấu hiệu sau:
+ Khát nước
+ Mệt mỏi.
+ Giảm cân.
+ Thường xuyên đi tiểu.
Ngoài ra còn các dấu hiệu khác để nhận biết bệnh đái tháo đường ở trẻ
+ Đau bụng.
+ Đau đầu
+ Có vấn đề về hành vi cư xử khác thường.
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở trẻ em
Đối với trẻ em mà đường huyết cao thì điều chỉnh dinh dưỡng cũng là vấn đề nan giải, bởi các bé nằm trong độ tuổi cần bổ sung chất để phát triển. Vậy chúng ta nên làm gì khi trẻ mắc phải bệnh này?
- Điều cần thiết trước tiên là hãy lập cho trẻ một kế hoạch để giảm cân nếu trẻ đang bị thừa cân, béo phì.
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết cho trẻ để đảm bảo “chỉ số vàng” ổn định, giúp trẻ có cuộc sống khỏe mạnh, không lo bệnh tiểu đường.
- Bổ sung thức ăn ít dầu mỡ thay vào đó là rau xanh, hoa quả và các khoáng chất khác.
- Hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để xây dựng thực đơn cung cấp đủ chất cho trẻ mà không lo bệnh tiểu đường.
- Không nên cho trẻ ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
- Hạn chế các thức ăn nhanh và các thức uống có gas.
- Nếu chỉ số đường huyết của bé quá cao, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong 1 ngày hoặc ăn 3 bữa chính, khoảng cách giữa các bữa có thể kèm theo thức ăn nhẹ.
- Tập luyện là phần không thể thiếu để ngăn chặn và đẩy lùi bệnh tiểu đường. Tùy vào thể trạng và năng khiếu cá nhân của bé mà khuyến khích cho các con tập chơi và duy trì đều đặn một môn thể thao.