Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Tập gym ban trưa: Dân văn phòng dễ gặp 'quả đắng'

Tập gym ban trưa: Dân văn phòng dễ gặp ’quả đắng’

Tập gym ban trưa: Dân văn phòng dễ gặp ’quả đắng’

Tác giả: Trần Thúy Hằng/07 Tháng Mười Một 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Rate this article:
No rating

Hầu như mọi người đều biết tập thể dục giúp kiểm soát trọng lượng, cải thiện tâm trạng, giảm stress cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thời gian để tập thể dục trước và sau buổi làm việc tương đối khó khăn cho những người bận rộn. 

Tập gym ban trưa không đúng cách, lợi bất cập hạiT


Chị Thanh (34 tuổi, Nguyễn Trãi) là nhân viên kế toán, cho biết: “Phụ nữ ai cũng muốn đẹp cả. Nhìn người ta diện váy bó ôm sát mà cơ thể không xồ xề, phát tướng thì mình cũng thèm lắm chứ. Nhưng là nhân viên văn phòng, sáng ra cho con ăn rồi đưa đi học, rồi lại tới cơ quan. Đến chiều về tầm 5h đón con rồi cơm nước, việc nhà hết cả thời gian. Tôi chọn tập gym ca trưa để tranh thủ rèn luyện làm đẹp”.

Qua tìm hiểu của PV, tại phòng tập Annie Gym (số 299, Trung Kính, Hà Nội), khung cảnh nhộn nhịp diễn ra vào buổi giữa trưa. Một tư vấn viên của phòng tập cho biết: “Phòng tập có 3 khung giờ: buổi sáng từ 6h-8h, buổi trưa từ 10-13h30, buổi chiều từ 16h- 19h30. Những bài tập chủ yếu giảm cân ở tay, chân, bụng, đùi,mông, toàn thân, hoặc để săn chắc cơ thể, cải thiện sức khỏe. Bài tập xoay chiều theo chiều kim đông hồ, cứ 30 giây xoay chuyển vị trí một lần. 30 giây tập trên máy, 30 giây xuống tập erobic và 30 giây trên máy. Lúc nào cũng có huấn luyện viên tập cùng học viên. Sau một tháng thì sẽ kiểm tra lại một lần để xem bài tập tác động đến cơ thể như thế nào.

Cũng theo vị huấn luyện viên này, ca buổi trưa thì thường 11h45, các chị văn phòng mới đến. Dạo gần đây lượng học viên đăng ký ca trưa cũng tăng dần lên. Dù vậy ca buổi sáng vẫn là lựa chọn tối ưu, tốt cho sức khỏe nhất, sau đó mới chọn tới ca chiều, cuối cùng mới chọn ca trưa nếu mình quá bận”.

Đồng quan điểm, chị Phương Trang (23 tuổi) từng dạy ở trung tâm fitness chia sẻ: “Trung tâm fitness nào cũng có lớp tập ca trưa. Mua thẻ tập thì đi giờ nào cũng có lớp. Bình thường vào trưa, mọi người tập đông vì là giờ đấy người ta mới tranh thủ đi tập được. Ngày đi làm, tối về với chồng con thì chỉ có trưa tranh thủ nghỉ trưa đi tập. Ở trung tâm mỗi nơi mỗi khác, chỗ thì 20 người/ lớp, chỗ thì chỉ 8 -10 người/ lớp, tùy từng nơi”.

Chuyên gia khuyến cáo, tập gym cũng cần phải áp dụng chế độ hợp lý mới mang lại hiệu quả như mong muốnChuyên gia khuyến cáo, tập gym cũng cần phải áp dụng chế độ hợp lý mới mang lại hiệu quả như mong muốn

Nhiều chị em tin rằng, tập luyện đều đặn, thường xuyên, bỏ tập càng ít càng tốt, không chỉ giúp cải thiện vóc dáng mà còn mang đến tinh thần sảng khoái để bắt đầu làm việc buổi chiều. Tập thể dục vào buổi trưa (hoặc quanh thời gian nghỉ trưa) làm tăng sự trao đổi chất cho cơ thể, giúp nửa ngày làm việc còn lại thêm hứng khởi. Việc này cũng tiếp thêm năng lượng để tránh sự uể oải thường thấy khi chiều tà.

Về vấn đề này, anh Hoàng Liệu giáo viên dạy gym lại trung tâm Elite Fitness & spa (25, Lý Thường Kiệt, Hà Nội) cho biết: “Dù là mục tiêu tăng cân, tăng cơ hay giảm cân giảm mỡ thì 1 tuần tối thiểu phải tập 3 buổi, nếu có thời gian và điều kiện thì có thể tập 4-5 buổi một tuần và trong tuần sẽ có ngày nghỉ cho cơ phục hồi.

"Dù là tăng cân hay giảm cân, tập hay không tập thì việc bỏ bữa trưa luôn luôn là phản khoa học, vấn đề là ăn vào thời điểm vào của buổi trưa trước hay sau tập để đáp ứng được chế độ tập cũng như mục tiêu thôi”, anh Hoàng Liệu cho biết. 

Theo anh Hoàng Liệu, trong luyện tập, chế độ ăn uống rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả bài tập. Tập ca trưa không nên để quá đói và không quá no. Nếu ăn trưa thì phải ăn trước khoảng 30-45 phút sau đó mới tập. Khi đói mà tập có thể bị ngất, hoặc choáng váng. Khi no mà tập thì sẽ bị đau dạ dày. Trước khi tập có thể ăn nhẹ không để quá đói.

Anh Hoàng Liệu cũng khuyến cáo, nhiều trung tâm tư vấn cho học viên chọn thời gian luyện tập vào buổi trưa cần chú ý cường độ luyện tập. Để không ảnh hưởng đến công suất lao động buổi chiều, chỉ nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức. 45 - 60 phút tập với cường độ vừa phải, chế độ luyện tập khoa học, phù hợp sức khoẻ bản thân sẽ giúp cơ thể bạn thoải mái hơn, sẵn sàng năng lượng cho buổi làm việc chiều.

Ngược lại, việc luyện tập không cân bằng, quá sức vào buổi trưa có thể sẽ làm cơ thể "kiệt sức", không còn đủ năng lượng cho giờ làm việc chiều, có thể dẫn đến những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nếu lựa chọn bài tập và cường độ tập không phù hợp. 


Print

Số lượt xem (222)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.