|
Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn - ủy viên Tiểu ban thông tin tuyên truyền bầu cử phát biểu tại Hội nghị
(Ảnh: Mic.gov.vn) |
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn, UV tiểu ban thông tin tuyên truyền bầu cử nêu rõ: Cuộc bầu cử là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, vì vậy công tác thông tin tuyên truyền về cuộc bầu cử nhằm động viên mọi tầng lớp nhân dân nêu cao tinh thần làm chủ, ý thức tự giác tham gia bầu cử… Tuyên truyền cần đạt được 5 yêu cầu đó là: ý nghĩa và tầm quan trọng; làm cho cử tri nắm và làm đúng nội dung chủ yếu của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội cũng như Luật bầu cửa đại biểu HĐND, nhất là quyền và nghĩa vụ của công dân; Thực hiện đúng quy định của Pháp luật về vận động bầu cửa trên các phương tiện thông tin đại chúng; Phê phán, uốn nắn những biểu hiện lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để làm mất dân chủ, gây mất đoàn kết trong Đảng, chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, chống những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân; Làm cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các nước trên thế giới biết thể thức, không khí dân chủ, minh bạch, đúng pháp luật trong quá trình bầu cử, chủ động đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực phản động, thù địch.
Cần tập trung vào 7 nội dung tuyên truyền và bằng nhiều hình thức triển khai thực hiện. Báo chí, thông tấn cần sử dụng tối đa phương tiện của mình như: xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề… giới thiệu những điểm mới về Luật bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu QH, HĐND; đăng tải danh sách, tiểu sử các ứng cử viên và bằng những nghiệp vụ của báo chí và khai thác thế mạnh của các loại hình báo chí (báo in, PTTH, thông tin điện tử…) để có những hình thức phỏng vấn, toạ đàm, phóng sự, ý kiến cử tri, ý kiến người ứng cử, thông cáo báo chí… trong quá trình diễn tiến và kết quả bầu cử.
Tiến độ triển khai chia làm ba đợt: đợt một từ 1/3 đến 15/4; đợt hai từ 16/4 đến 22/5 và đợt ba từ 23/5 đến 10/6/2011. Báo chí cần phải nắm rõ luật Bầu cử thì tuyên truyền tới người dân mới rõ ràng để họ làm đúng. Cần tránh những sự vô tình trong khi tác nghiệp tại nơi bầu cử có thể để tránh bị xem là vi phạm quyền tự lựa chọn dân chủ của cử tri. Từng cơ quan báo chí nên có phóng viên chuyên trách trong việc tuyên truyền về Bầu cử - Thứ trưởng Doãn lưu ý.
Theo Tiến sĩ Phùng Văn Hùng, GĐ Trung tâm Thông tin VP Quốc Hội: thông qua công tác tuyên truyền bầu cử có thể điều chỉnh hành vi của cử tri tham gia bầu cử đúng Luật; tạo sự công bằng trong vận động và việc tiếp xúc cử tri của ứng cử viên với tinh thần bình đẳng.
Để phục vụ cho công tác tuyên truyền, Trung tâm báo chí về bầu cử được thành lập có trụ sở tại 35 Ngô Quyền - Hà Nội. Ban công tác đại biểu của UBTV Quốc hội cũng đã cho phát hành cuốn cẩm nang cho báo chí về 132 câu hỏi và giải đáp về bầu cử Quốc hội.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn, UV tiểu ban thông tin tuyên truyền bầu cử nêu rõ: Cuộc bầu cử là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, vì vậy công tác thông tin tuyên truyền về cuộc bầu cử nhằm động viên mọi tầng lớp nhân dân nêu cao tinh thần làm chủ, ý thức tự giác tham gia bầu cử… Tuyên truyền cần đạt được 5 yêu cầu đó là: ý nghĩa và tầm quan trọng; làm cho cử tri nắm và làm đúng nội dung chủ yếu của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội cũng như Luật bầu cửa đại biểu HĐND, nhất là quyền và nghĩa vụ của công dân; Thực hiện đúng quy định của Pháp luật về vận động bầu cửa trên các phương tiện thông tin đại chúng; Phê phán, uốn nắn những biểu hiện lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để làm mất dân chủ, gây mất đoàn kết trong Đảng, chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, chống những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân; Làm cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các nước trên thế giới biết thể thức, không khí dân chủ, minh bạch, đúng pháp luật trong quá trình bầu cử, chủ động đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực phản động, thù địch.
Cần tập trung vào 7 nội dung tuyên truyền và bằng nhiều hình thức triển khai thực hiện. Báo chí, thông tấn cần sử dụng tối đa phương tiện của mình như: xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề… giới thiệu những điểm mới về Luật bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu QH, HĐND; đăng tải danh sách, tiểu sử các ứng cử viên và bằng những nghiệp vụ của báo chí và khai thác thế mạnh của các loại hình báo chí (báo in, PTTH, thông tin điện tử…) để có những hình thức phỏng vấn, toạ đàm, phóng sự, ý kiến cử tri, ý kiến người ứng cử, thông cáo báo chí… trong quá trình diễn tiến và kết quả bầu cử.
Tiến độ triển khai chia làm ba đợt: đợt một từ 1/3 đến 15/4; đợt hai từ 16/4 đến 22/5 và đợt ba từ 23/5 đến 10/6/2011. Báo chí cần phải nắm rõ luật Bầu cử thì tuyên truyền tới người dân mới rõ ràng để họ làm đúng. Cần tránh những sự vô tình trong khi tác nghiệp tại nơi bầu cử có thể để tránh bị xem là vi phạm quyền tự lựa chọn dân chủ của cử tri. Từng cơ quan báo chí nên có phóng viên chuyên trách trong việc tuyên truyền về Bầu cử - Thứ trưởng Doãn lưu ý.
Theo Tiến sĩ Phùng Văn Hùng, GĐ Trung tâm Thông tin VP Quốc Hội: thông qua công tác tuyên truyền bầu cử có thể điều chỉnh hành vi của cử tri tham gia bầu cử đúng Luật; tạo sự công bằng trong vận động và việc tiếp xúc cử tri của ứng cử viên với tinh thần bình đẳng.
Để phục vụ cho công tác tuyên truyền, Trung tâm báo chí về bầu cử được thành lập có trụ sở tại 35 Ngô Quyền - Hà Nội. Ban công tác đại biểu của UBTV Quốc hội cũng đã cho phát hành cuốn cẩm nang cho báo chí về 132 câu hỏi và giải đáp về bầu cử Quốc hội.
(Nguồn: Mic.gov.vn)