Tập luyện độ dẻo
Độ dẻo là chuyên biệt cho mỗi khớp. Do đó cần phải được làm căng riêng lẻ. Các yếu tố giới hạn tác động tới biên độ vđ ở các khớp là: cấu trúc xương, mô liên kết, khối cơ và da.
Các lợi ích của độ dẻo
• Tăng biên độ vận động của khớp
• Phối hợp và cải thiện tính linh động của các sợi cơ và gân để làm tăng tốc độ
• Làm giảm nguy cơ chấn thương cơ và gân
• Giúp cho di chuyển cần ít nổ lực cơ bắp hơn và điều này lại giúp bảo tồn năng lượng
Các hệ thống trong tập luyện độ dẻo
>Hướng dẫn tập độ dẻo
• Tần số – 3 – 5 x tuần
• Loại – từ chung cho tới chuyên biệt cho từng môn
• Thời gian – 15-60 giây mỗi lần căng
• Lập lại – 2 – 4
• Hơi thở – bình thường
• Sự tập trung – hướng vào hơi thở và vùng đang được căng
• Cường độ – làm căng tới mức trung binh, tránh bị đau
Để xem ví dụ về bài tập làm căng hãy xem phần “Ngăn ngừa chấn thương trong cầu lông”
Làm căng tĩnh
Tập luyện độ linh hoạt và phối hợp
Độ linh hoạt là các mẫu chuyển động phức tạp đã được lưu trữ. Mỗi khi vận động viên của bạn lặp lại một dạng chuyển động nào đó, nó sẽ trở nên dễ thực hiện hơn. Độ linh hoạt cần sự kiểm soát cơ thể chính xác.
Độ linh hoạt sẽ được cải thiện nếu phối hợp tốt. Mức độ phối hợp càng cao, sự kiểm soát cơ thể càng chính xác và càng dễ học hơn các kĩ năng bước và đánh phức tạp. Độ nhanh (Quickness) là sự bộc phá bước đầu. Một vài huấn luyện viên gọi đặc điểm này là tốc độ khởi động. Đặc điểm này giúp cho vận động viên đánh tới cầu nhanh hơn.
Chúng ta tập trung điều gì ở trẻ em ?
• Tập độ linh hoạt trước
• Giữ cho các mẫu vận động đơn giản
• Tập luyện các chuyển động chung trước khi bắt đầu tập chuyên cho cầu lông
• Kết hợp với kích thích thị giác khi vận động viên đã cải thiện
Một vài hành động để tập luyện độ linh hoạt
• Nhảy nhanh
• Chạy zic zac
• Tập đánh ko có cầu
• Hàng lọat dạng di chuyển (Varieties of movement patterns
with low impact plyometrics)
• Chạy theo tất cả các hướng
• Nhịp độ đánh cầu nhanh
• Các bài tập bước chân nhanh
• Tập luyện từng bước
Nguồn : VNBadminton