Hơi thở hôi khiến bạn luôn cảm thấy mất tự tin. Nhưng bạn có thể đẩy lùi triệu chứng này nhờ tập yoga đơn giản. Ngoài ra, bạn còn có thể giảm cân nhờ tập 2 bài tập yoga này.
Trong nhiều trường hợp, cho dù bạn đã đánh răng và giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng chứng hôi miệng vẫn xuất hiện. Vậy lý do gây hôi miệng có thể xuất phát từ đâu:
Chứng hôi miệng có thể là hậu quả của bệnh hở van tim, bệnh từ phổi, gan hoặc cũng có thể là kết quả của những thói quen như hút thuốc lá, uống rượu nhiều...
Các nhà nghiên cứu tin rằng những người bị khô miệng sẽ dễ bị hôi miệng. Ngoài ra, nhiều cao răng, bợ trắng ở lưỡi... cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn tích tụ nhiều ở lưỡi và là nguyên nhân gây ra mùi hôi ở miệng.
Để giảm thiểu mùi hôi miệng, việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, loại bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu... bao giờ cũng được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một cách trị hôi miệng rất đặc biệt là tập yoga.
1. Bài tập Kapal Bhati Pranayama
Lợi ích: Bài tập này có tác dụng làm sạch phổi, tăng oxy cho các tế bào, làm sạch máu, cải thiện hệ tiêu hóa, săn chắc cơ bụng, giảm cân hiệu quả... Nhờ hệ tiêu hóa và phổi được làm sạch mà hơi thở của bạn cũng có thể giảm bớt mùi khó chịu.
Ảnh minh họa
Cách tập:
Bước 1: Ngồi thoải mái, khoanh chân vào nhau và thẳng lưng. Hai tay thả lỏng trên đầu gối hoặc bàn tay bắt ấn (ngón cái chạm ngón tay giữa, các ngón tay khác duỗi thẳng). Thả lỏng mặt và cơ thể.
Bước 2: Hít sâu bằng mũi, bụng căng lên rồi sau đó thở mạnh ra bằng cách hóp bụng lại (hóp các cơ bụng lại để ép hết không khí ra ngoài bằng cách thở ra qua mũi). Không khí sẽ được đẩy ra khỏi phổi do sự co lại của cơ hoành.
Bước 3: Sau khi thở mạnh ra hít vào một lần nữa, lần này không cần nỗ lực hít sâu vào mà để phổi tự mở ra để hút không khí vào. Chỉ cần thư giãn.
Bạn có thể tập trong 15 nhịp thở. Sau khi hoàn thành 15 nhịp hít sâu và thở mạnh ra, bắt đầu thư giãn hít sâu và thở sâu.
Lưu ý: Những người bị đau tim, cao huyết áp, sa ruột, thoát vị đĩa đệm, hen suyễn, hay chóng mặt, hơi thở gấp gáp... đều không nên tập bài tập này vì nó có thể làm rối loạn nhịp tim, huyết áp và lưu thông trong cơ thể, làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
2. Bài tập Shankha Prakshalan
Lợi ích: Bài tập này có tác dụng ‘dọn dẹp sạch sẽ’ đường ruột, dạ dày, giảm sự trào ngược axit và các dịch vị lên miệng, từ đó tránh gây mùi khó chịu. Shankha Prakshalan được xem là một bài tập yoga rửa ruột hiệu quả nhất để thải các chất độc trong cơ thể, đồng thời giúp bạn duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tránh tăng cân.
Ảnh minh họa
Cách tập:
Bước 1: Uống một ly nước muối ấm (pha nhạt).
Bước 2: Thực hiện các động tác ép nước xuống ruột
- Đứng thẳng, 2 bàn chân cách nhau 30cm. Tay giơ thẳng lên cao, ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay ngửa, lưng thẳng, hít thở đều.
- Nghiêng người sang trái rồi sang phải. Thực hiện như vậy 4 lần. Động tác này sẽ giúp mở lỗ môn vị, mỗi lần nghiêng người giúp nước đi xuống tá tràng và ruột non.
- Trở lại tư thế ban đầu. Tay phải căng ngang, tay trái cong sao cho ngón trỏ và ngón cái chạm vào xương đòn. Xoay thân mình, xoay tay căng ngang về phía lưng hết mức có thể. Mắt nhìn theo đầu ngón tay. Sau đó thực hiện động tác ngược lại cho tay tay trái căng ngang, tay phải cong. Thực hiện lặp lại luân phiên 4 lần mỗi bên.
- Nằm tư thế giống như rắn hổ mang, lòng bàn tay và ngón chân chạm đất. Hai chân cách nhau 30cm.
- Xoay đầu, vai và thân cho đến khi nhìn thấy gót chân đối diện (nếu xoay về bên phải thì nhìn thấy gót chân trái). Xoay liên tục về 2 bên, mỗi bên 4 lần.
- Ngồi xổm, 2 chân cách nhau 30cm, gót chân đặt dưới mặt ngoài đùi, không để dưới mông. Tay để trên đầu gối. Xoay thân mình, đầu gối trái khụy xuống đất phía trước chân đối diện. Lòng bàn tay đẩy bắp chân phải về phía trái và bắp chân trái về phía bên phải.
- Ngoái lại sau lưng hết mức có thể, xoay đầu giúp cho xoay thân và tăng áp lực ổ bụng. Ban đầu cần thực hiện khụy đầu gối trái trước để ép vào thành bụng phải giúp ép vào đại tràng lên. Thực hiện như vậy 4 lần mỗi bên.
Bước 3: Uống tiếp một ly nước muối ấm và thực hiện lại các động tác ép nước xuống ruột như trên.
Lưu ý: Bài tập này sẽ có tác dụng tốt nhất nếu tập vào buổi sáng sớm khi dạ dày trống rỗng. Sau khi thực hiện không nên lao động hay làm việc quá sức.
Theo songkhoe.vn