Chủ tịch IOC Thomas Bach bày tỏ vui mừng và tuyên bố nhấn mạnh rằng IOC đã nghiên cứu khả năng tổ chức Olympic eSports Games từ vài năm qua và đã thành lập một ủy ban chuyên trách để tìm kiếm cơ hội. Năm 2021, ủy ban này đã phát triển chuỗi trò chơi ảo Olympic, một dự án thử nghiệm trong lĩnh vực thể thao điện tử.
Thế giới hiện có 3 tỷ người chơi eSports và trò chơi điện tử. Các số liệu thống kê ước tính hơn 500 triệu người trong số đó đặc biệt đam mê eSports - bao gồm thể thao ảo và giả lập thể thao - và “phần lớn trong số họ ở độ tuổi dưới 34”.
Năm ngoái, Saudi Arabia đã phát động Giải vô địch thể thao điện tử thế giới thường niên, với sự kiện đầu tiên được tổ chức tại Riyadh từ ngày 3/7 đến ngày 25/8 với sự tham gia của 2.500 game thủ. Quốc gia Trung Đông này đã đầu tư số tiền lớn vào các môn thể thao bao gồm bóng đá, đua xe Công thức 1, quyền anh và golf.
Chính vì vậy mà IOC quyết định sẽ tổ chức Olympic eSports Games tại đây,
Eport Việt Nam rất mừng trước thông tin này. Bởi sau hai thập niên phát triển, nhiều đội eSports Việt Nam đã đạt thành tích cao trên đấu trường khu vực và thế giới. Các giải đấu eSports ở Việt Nam có tổng giải thưởng ở mức hàng chục tỉ đồng khi lượng người theo dõi lên tới quy mô 26 triệu người, theo thống kê của We Are Social.
Tuy chưa có nhà đầu tư eSports nào công bố doanh số ở thị trường Việt Nam, nhưng với lượng người xem ước tính đến 26 triệu, nhu cầu giải trí ngày càng cao, đang tạo điều kiện cho các nhà sáng tạo nội dung (content creator), các kênh truyền thông và nhà tổ chức sự kiện eSports tham gia thị trường. eSports Việt Nam đang trở thành kênh quảng bá thương hiệu rất hiệu quả, tạo ra những người nổi tiếng là các streamer (người phát trực tuyến), content creator, caster (bình luận viên), người chơi chuyên nghiệp (pro-player) với tài khoản cá nhân có hàng trăm ngàn người theo dõi. Với độ tuổi trung bình của khán giả vào khoảng 18-22, các giải đấu eSports luôn thu hút được nhiều nhãn hàng muốn tiếp cận khách hàng GenZ. Ở thị trường Đông Nam Á, giá trị tài trợ và hiệu quả truyền thông của eSports chỉ xếp sau bóng đá nam.
Một nguyên nhân khác khiến thị trường eSports Việt Nam hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư là chính sách phát triển của hội Thể thao Điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA). Từ năm 2021, VIRESA chủ trì tổ chức hai hệ thống giải đấu thường niên là giải thể thao điện tử vô địch quốc gia (VEC) và giải thể thao điện tử sinh viên toàn quốc (UEC). VEC là hệ thống giải đấu chuyên nghiệp nhằm tuyển chọn đại diện của Việt Nam tranh tài tại các đấu trường quốc tế, còn UEC là mô hình giải đấu phong trào và bán chuyên. Ngoài ra, VIRESA còn ban hành luật thi đấu và quy chế chính thức cho khoảng 10 bộ môn thể thao điện tử và một số bộ môn vũ đạo thể thao giải trí phổ biến tại Việt Nam, ban hành điều lệ các hệ thống giải quốc gia của eSports cũng như chú trọng các hoạt động đào tạo, tập huấn.
Hồng Hà