Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Trương Minh Sang – chàng trai bước ra từ câu chuyện cổ tích

Trương Minh Sang – chàng trai bước ra từ câu chuyện cổ tích

Trương Minh Sang – chàng trai bước ra từ câu chuyện cổ tích

Trương Minh Sang - nhà vô địch thể dụng dụng cụ (TDDC) Việt Nam và SEA Games trải qua chuyện đời như một chàng trai bước ra từ cổ tích.

Tác giả: Cao Thị Thu Hường/09 Tháng Sáu 2014/Categories: Góc cảm nhận, Gương mặt thân quen

Rate this article:
No rating

Từ một cậu bé mồ côi, phải sống trên vỉa hè cùng mẹ và các anh chị mình, nhờ có những cuộc gặp tình cờ với những người tốt bụng, anh được đi học rồi trở thành vận động viên đội tuyển TDDC Quốc gia. Từ đầu năm 2012, anh từ giã vai trò vận động viên để trở thành Huấn luyện viên Đội tuyển Quốc gia.

Nhân dịp các vận động viên thể dục dụng cụ Việt Nam- những đàn em mà Trương Minh Sang tham gia huấn luyện sẽ tham dự Olympic London diễn ra vào tháng 7 năm nay, NAM đã gặp Trương Minh Sang để nghe anh kể câu chuyện của mình.

Ba ông…“Bụt”

Ba Sang mất từ lúc Sang chỉ chừng 3,4 tuổi vì tuổi cao, sức yếu. Sang chỉ nhớ cảm giác được cha bế mà không nhớ rõ mặt cha. Không may, mẹ anh và tám người con phải dọn ra vỉa hè đường phố Sài Gòn, góc phố Hàm Nghi, nơi mà hồi nhỏ anh vẫn hồn nhiên nói với mọi người là nhà mình ở số 1 Hàm Nghi, che một túp lều, buôn bán vặt kiếm sống. Và cuộc đời anh sẽ rẽ theo hướng khác nếu như anh không gặp được ba người đàn ông tốt bụng…

  Trương Minh Sang – chàng trai bước ra từ câu chuyện cổ tích

 

Người đàn ông thứ nhất là người cha nuôi mà Sang rất biết ơn. Ông tên Trương Lâm Thanh, từng làm Thuyền trưởng một chiếc tàu du lịch trên sông Sài Gòn. Ông cho phép Minh Sang lên chiếc tàu của mình để chơi, dặn cậu không được chơi với lũ bạn xấu và giúp cậu tránh những thói hư tật xấu ngoài xã hội.

Hai ông “Bụt” mà Sang có dịp gặp tiếp theo là hai người đàn ông người nước ngoài đã tình cờdừng chân tại quán nước nhỏ của mẹ cậu và nhờ đó, họ biết được gia cảnh của Sang.Họ đã giới thiệu Sang đến trường vừa học vừa làm 15-5. Từ đó, giáo viên môn thể dục đã phát hiện năng khiếu của cậu và giới thiệu cậu đến Câu lạc bộ Thể dục Trần Hưng Đạo để được đào tạo trở thành vận động viên TDDC.

Mười tuổi, cuộc đời của Trương Minh Sang bước sang trang mới. Cậu từ giã những trò chơi hè phố và bước vào nhịp sinh hoạt của một vận động viên thực thụ dưới sự dìu dắt của thầy Trần Kim Long.

Những thành tích trong sự nghiệp vận động viên

- Mười lần vô địch toàn quốc (từ năm 2000 đến năm 2010) ở nội dung toàn năng

- Đoạt huy chương ở tất cả các kỳ SEA Games

- Huy chương vàng SEA Games 2005 môn ngựa vòng – môn sở trường của Trương Minh Sang (xem video Trương Minh Sang tập ngựa vòng trên nam.com.vn)

- Ba huy chương vàng (HCV) giải Malaysia mở rộng, trong đó hai HCV môn xà kép và một HCV môn ngựa vòng.

- Huy chương vàngSEA Games 26 (năm 2011) ở nội dung đồng đội. Đây là huy chương vàng đồng đội đầu tiên trong lịch sử của đội tuyển TDDC Việt Nam.

Thử thách và khổ luyện

Nếu như Sang không gặp được những người tốt bụng, Sang nghĩ mình sẽ làm gì lúc này?

Sang chưa tưởng tượng được mình sẽ như thế nào. Vì lúc ấy cuộc sống khó khăn, khi mình va chạm ngoài xã hội, biết đâu mình sẽ va vấp. Nhưng quan điểm sống của gia đình Sang là không bao giờ làm việc xấu.Sang rất hạnh phúc vì có những người tốt hỗ trợ mình để có được ngày hôm nay.

Vì sao Sang yêu môn thể thao đặc biệt này?

Mình đến với thể dục vì mình bị cuốn hút bởi những động tác mà bình thường mình sẽ không biết làm thế nào để đạt được. Qua sự rèn giũa của thầy Trần Kim Long, thầy đã dìu dắt mình trên con đường để mình đến được ngày hôm nay. Còn rất nhiều huấn luyện viên (HLV) và cả chuyên gia nước ngoài, và những người thầy đã giúp mình, hướng dẫn mình.

Công việc hàng ngày của một vận động viên (VĐV) TDDC là gì?

Khi còn là VĐV, Sang tập vào các buổi sáng từ 8h30 đến 12h, buổi chiều từ 15h đến 18h. Bây giờ Sang chỉ đứng lớp thôi, vì công việc hiện tại là huấn luyện viên, trợ lý cho thầy Trương Tuấn Hiền.

Tại sao Sang quyết định rời bỏ vai trò vận động viên sau khi đoạt Huy chương Vàng SEA Games 2011 vừa rồi mà không quyết định tiếp tục tranh tài để đến với Olympic 2012?

Mình có thể có cơ hội nhưng đội tuyển có nhiều vận động viên trẻ nhiều triển vọng, chuyên môn tốt, sau này sẽ còn có nhiều cơ hội.Mình nghỉ là hợp lý rồi, vì cũng có tuổi (sinh năm 1982).Trước SEA Games mình bị chấn thương đốt sống cổ, phải uống thuốc giảm đau để tập luyện.Nếu tiếp tục có lẽ sẽ không tốt cho sức khỏe. Mình quyết định nghỉ do chấn thương là chính.

Vận động viên TDDC khác với vận động viên các môn thể thao khác như thế nào?

TDDC khác với các môn khác là việc tập luyện phải được tiến hành từ nhỏ, khi mới 5-6 tuổi, trải qua quá trình rèn luyện rất khắt khe, và sự đào thải là rất lớn. Nếu để một VĐV thể dục đi hết một con đường, sẽ phải trải qua sự khổ luyện, sức chịu đựng.Đó là giai đoạn đầu tiên khó nhất. Tiếp theo là giai đoạn trưởng thành, đó là nuôi dưỡng sự đam mê, để có thể tiếp tục hết lòng với môn này và duy trì lâu dài.

Sang bắt đầu tập từ năm 10 tuổi, cũng là một thiệt thòi vì tuổi mình lớn. Nếu tập từ nhỏ thì sẽ có sức dẻo.Mười tuổi xương mình đã cứng rồi nên việc huấn luyện sẽ khó hơn so với VĐV nhỏ hơn.

Vậy cậu bé 10 tuổi đã làm thế nào để “bắt kịp” với một cậu bé sáu tuổi?

Sang không hình dung được, chỉ biết nỗ lực và cố gắng. Bên cạnh đó còn có sự khắt khe của thầy Long.Môn này đòi hỏi nhiều thứ, và rất nguy hiểm.Nếu VĐV không tập trung, không tỉnh táo sẽ dễ bị chấn thương.Bởi vậy HLV phải khắt khe để tránh cho VĐV những chấn thương không đáng có.

Sang đã bị chấn thương bao nhiêu lần rồi?

Sang không nhớ nổi, chỉ nhớ được những lần bị nặng

Cách riêng của Sang khi huấn luyện các VĐV là gì?

Sang rất thoải mái, nhưng khi bắt đầu lên dụng cụ, Sang không cho các em đùa giỡn, như thế sẽ tạo tiền lệ không tốt, dẫn đến sự thiếu tập trung. Với mỗi VĐV có một cách làm khác nhau và có một điểm sai khác nhau. Có người phần lưng và bụng tốt nhưng yếu ở chân, có người ngược lại, chân rất khỏe nhưng yếu lưng bụng, nên mình có bài tập bổ trợ riêng để luyện cho từng người. HLV phải nhìn được điểm sai và sửa được từng đối tượng.

Vậy “điểm sai” của Sang là gì?

Từ bé, việc học cơ bản của Sang không được tốt như các VĐV hiện nay. Sang khỏe về tay nhưng chân lại yếu. Điểm này mình phát hiện ra từ lâu rồi, để sửa được phải mất rất nhiều thời gian. Sang có thể làm động tác sạch sẽ, đẹp mắt để hạn chế điểm trừ và không ảnh hưởng đến toàn bộ các bài thi. Như thế Sang sẽ đạt điểm toàn năng cao.

Thử thách nào trong sự nghiệp VĐV là quan trọng nhất?

Là VĐV, phải nói đến sự nỗ lực và cố gắng. Đấy là đặc thù chung. Ngoài ra, cần có đầu óc tư duy khi tập luyện. VĐV có tư duy tốt sẽ xử lý nhanh và tránh được các lỗi sơ đẳng nhất, ví dụ như khi VĐV làm một động tác, chỉ biết làm mà không suy nghĩ gì, không biết để ý là tay mình còn yếu hay chân mình ra sao, quỹ đạo động tác thế nào. Phải tư duy trước khi thực hiện, xem mình sai chỗ nào để khi làm lại sẽ không lặp lại sai lầm cũ nữa, như thế sẽ tiết kiệm được thời gian tập luyện.

Không cái đau nào là không vượt qua được

Những kinh nghiệm sống từ đường phố giúp cho sự nghiệp VĐV của Sang như thế nào?

Đó là sự chịu khó và biết vượt qua.Cho đến giờ, điều Sang luôn nghĩ, trong cuộc sống cũng như trong tập luyện, bạn sẽ có lúc chán nản.Có lần Sang bị chấn thương. Đó là năm 2001, chuẩn bị đi thi đấu tại SEA Games thì Sang bị chấn thương nặng ở vai: rạn xương và giãn dây chằng, bác sỹ bảo phải mổ. Nhưng mổ có nghĩa là không thi đấu được, phải nghỉ vài tháng rồi mới được tập tiếp. Sang nghĩ mình thử cố gắng xem thế nào. Lúc đó mình có làm được hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí.Một mặt Sang đi trị liệu, một mặt duy trì tập luyện… Đến lúc thi đấu ở SEA Games, mình không thấy đau nữa.Sau đó mình thấy không có cái đau nào là không vượt qua được.SEA Games năm đó Sang đoạt huy chương Đồng. Sang thấy đó là tấm huy chương quý như vàng vì Sang đã phải vượt qua chấn thương mới có được nó.

Theo Sang, điều quan trọng nhất khi dạy cho các VĐV đàn em là gì?

Mỗi VĐV đều khác nhau.Mỗi người có cá tính, có điểm yếu khác nhau. Mình phải tìm cách phù hợp với VĐV đó thì người đó sẽ nghe theo. Mình không bắt các em phải làm thế này hay thế kia mới đúng.

Khi có con, Sang sẽ cho con theo ngành thể dục chứ?

Sang sẽ cho con theo thể dục nếu con có năng khiếu. Nếu không, Sang sẽ rèn cho con tính chịu khó, chịu đựng để vượt qua khó khăn.

Theo Sang, điều gì là quan trọng trong cuộc sống?

Khi mình là thanh niên, mình phải sống có trách nhiệm với gia đình, với bạn bè, biết vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.Bạn có thể vấp ngã, nhưng bạn đừng vứt đi tất cả, phải đứng dậy mà đi tiếp.Phải đứng dậy bằng mọi cách.Cuộc sống con người có những khoảng lặng buồn, sau đó sẽ là nốt nhạc vui. Mình đứng lên rồi mình sẽ thấy niềm vui.

Sang từng buồn về chuyện gì?

Có những lúc thi đấu, Sang không đạt được thành tích như mong muốn. Sang nghĩ liệu sau đó mình còn có cơ hội để cố gắng được nữa không? Mình sẽ như thế nào sau hôm nay?Rồi Sang nghĩ nếu mình cứ ngồi đó mà nghĩ mình có làm được hay không thì sẽ không bao giờ biết được.Phải làm mới biết là có làm được hay không.

Nhiều lúc, khi bạn là số một, bạn nhận được nhiều sự quan tâm, cũng như các nhà báo chỉ quan tâm đến những VĐV đoạt huy chương Vàng , nhưng khi bạn ở vị trí số hai, sự quan tâm sẽ giảm đi. Bạn sẽ cảm thấy tổn thương.Đó là điều tất yếu bạn phải biết chấp nhận và vui với nó.Cuộc sống là như thế. Bản chất con người là đố kị, nhưng nếu bạn hiểu và bạn chấp nhận thực tế, thì sẽ dễ chịu hơn nhiều.

 

 

TheoUyên Ly
Nam Magazine

Print

Số lượt xem (640)/Bình luận (0)

Cao Thị Thu Hường

Cao Thị Thu Hường

Other posts by Cao Thị Thu Hường

Comments are only visible to subscribers.