Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Từ chiến lược Thể thao Việt Nam đến năm 2020, thành tích cho các kỳ Đại hội thể thao thế giới, châu lục và những giải pháp của Thể thao Việt Nam

Từ chiến lược Thể thao Việt Nam đến năm 2020, thành tích cho các kỳ Đại hội thể thao thế giới, châu lục và những giải pháp của Thể thao Việt Nam

Từ chiến lược Thể thao Việt Nam đến năm 2020, thành tích cho các kỳ Đại hội thể thao thế giới, châu lục và những giải pháp của Thể thao Việt Nam

Từ chiến lược Thể thao Việt Nam đến năm 2020, thành tích cho các kỳ Đại hội thể thao thế giới, châu lục và những giải pháp của Thể thao Việt Nam

Tác giả: SuperUser Account/29 Tháng Mười Hai 2012/Categories: Góc nhìn nhà quản lý

Rate this article:
No rating

I/ Đặt vấn đề:

  Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một ngành. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng với nhau, cốt lõi của chiến lược là lựa chọn cái chưa được làm”

Thể thao Việt Nam đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế phải dựa trên các dự báo xu thế phát triển KT – XH và KH-CN trên thế giới, đặc điểm của cuộc CM KH-CN đương đại, sự nổi lên của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Vì vậy hoạch định chiến lược TDTT là một quá trình nghiên cứu có hệ thống, nhất là trên lĩnh vực khoa học và chuyển giao công nghệ trong hoạt động TDTT nói chung và thể thao thành tích cao nói riêng là điều hết sức cấp bách và cần thiết.

II/ Thực trạng thành tích thể thao Việt Nam qua các kỳ SEA Games và Asiad – Games và Olympic.

1/ Từ năm 2003 tới nay, thành tích thi đấu thể thao của nước ta liên tục được xếp hạng trong top 3 các kỳ SEA Games:

Bảng 1. Thành tích thể thao Việt Nam qua các kỳ SEA Games

Kỳ SEA Games

VĐV

Tsố HC

HCV

HCB

HCĐ

Xếp hạng

SEAgames 22

800

346

158

97

91

I

SEAgames 23

750

228

71

68

89

III

SEAgames 24

650

204

64

58

82

III

SEAgames 25

650

215

83

75

57

II

SEAgames 26

600

288

96

92

100

III

2/ Từ năm 1994 tới nay, thành tích thi đấu thể thao của nước ta tại các kỳ Asiad :

Bảng 2. Thành tích thể thao Việt Nam qua các kỳ Asiad

Các kỳ Asiad

HLV,VĐV

Tsố HC

HCV

HCB

HCĐ

Xếp hạng

Asiad  12 (1994)

84

03

1

2

0

20/42

Asiad  13 (1998)

198/118

17

1

5

11

22/41

Asiad  14 (2002)

180/125

18

4

     7

7

15/44

Asiad  15 (2006)

357/247

23

3

13

7

19/45

Asiad  16 (2010)

392/260

33

1

17

15

26/46

 - Huy chương bạc tại Olympic năm 2000 (môn Taekwondo) và tại Olympic năm 2008 (môn cử tạ).

- Trong top 20 của Đại hội Thể thao châu Á; tham gia thi đấu ở 40 môn thể thao thành tích cao, giành được huy chương vàng tại các Đại hội Thể thao châu Á ở 4 môn: Taekwondo, Karatedo, Billiard & Snooker, Thể dục thể hình, Cầu mây,

3/ Đánh giá thực trạng của thành tích huy chương và xếp hạng qua các kỳ SEA Games, Asiad.

 Qua thành tích được thống kê cho chúng ta thấy:

- Về các kỳ SEA Games (bảng 1): thành tích ổn định cạnh tranh huy chương trong khu vực đông nam Á, từ vị trí thứ (4,5) và 33 HCV (SEA Games 21) Năm 2003 đăng cai đến SEA Games 22 đạt 155 HCV xếp thứ I, cho đến nay tỷ lệ đạt huy chương trên 40% tổng số VĐV tham gia đại hội, hiệu quả cao, tiếp tục cạnh tranh trong tốp III, kết quả trên có thể nói xuất phát từ chương trình mục tiêu quốc gia từ những năm 1993. Tuy nhiên cạnh tranh về huy chương các môn thể thao trong chương trình Olympic còn rất ít, kỳ SEA Games 26 vừa qua mới đạt thêm một số môn như: Cử tạ, Bơi, Thể dục dụng cụ…

- Về thành tích các kỳ Asiad (bảng 2): cho thấy tổng số huy chương có tăng nhưng số huy chương vàng không ổn định, đặc biệt 2 kỳ Asiad 15, 16 số huy chương bạc của VĐV VN tăng và ổn định từ 13-17 HC, VN đã tham gia được nhiều môn trong chương trình đại hội, tuy nhiên các môn thể thao đạt huy chương cũng chỉ tập trung ở các môn Điền kinh, Võ, Bắn súng, Cầu mây... đây đang là điểm lợi thế.

- Qua bảng tổng sắp huy chương tại các đại hội thể thao châu Á gần đây so với các nước trong khu vực đông nam Á thì Việt Nam chỉ đứng ở tốp 5-7. Số huy chương vàng chưa tiếp cận với các nước Thái Lan, Malaysia, Indonexia.

Trong khi đó Thái Lan, Malaixia, Indonexia là những nước mặc dù tham gia Asiad trước chúng ta nhưng những năm gần đây trong khu vực đông nam Á (SEA Games) thì chúng ta đã cạnh tranh trong tốp III,

Tuy nhiên với Thái Lan  Asiad 11 cũng chỉ có 2 HCV, 7 HCB xếp thứ 10 đến Asiad 12 đạt 3 HCV, 9 HCB xếp thứ 12 , Thái Lan đã có chiến lược đầu tư cho thể thao đỉnh cao cho Asiad nên đến Asiad 13 Thái Lan đã đạt 24 HCV, xếp thứ 4.

Thực trạng thành tích huy chương và thứ hạng của thể thao VN qua các kỳ Asiad (Asiad 14: 4 HCV, xếp thứ 15; Asiad 15: 3 HCV, xếp thứ 19; Asiad 16: 1 HCV; 17 HCB; xếp thứ 26).

III/ Chiến lược TT Việt Nam đến 2020: Đã phản ảnh đầy đủ trong chiến lược chính phủ phê duyệt cũng đã đặt ra như:

a/ Thể thao thành tích cao

+ Đến năm 2020 có khoản 30.000 VĐV, trong đó có 3.500 VĐV trẻ;

+ Giữ vững vị trí trong tốp 3 của thể thao khu vực Đông Nam Á (SEA Games).

+ Năm 2010: Phấn đấu đạt vị trí 17 – 15 tại Asiad 16. (thực tế 26/46)

+ Năm 2012: Phấn đấu có khoảng 30 vận động viên vượt qua các cuộc thi vòng loại và có Huy chương tại Đại hội Thể thao Olympic lần thứ 30. (Dự báo đạt 55%)

+ Năm 2014: Phấn đấu đạt vị trí 15 – 13 tại Asiad 17?

+ Năm 2016: Phấn đấu có khoảng 40 vận động vượt qua các cuộc thi vòng loại và có Huy chương Vàng tại Đại hội Thể thao Olympic lần thứ 31.?

+ Năm 2019: Phấn đấu đạt vị trí 14 – 12 tại Asiad 18.

+ Năm 2020: Phấn đấu có khoảng 45 vận động viên vượt qua các cuộc thi vòng loại, có huy chương tại Đại hội Thể thao Olympic lần thứ 32.?

b) Ưu tiên đầu tư cho các môn thể thao, vận động viên thể thao trọng điểm, xây dựng trường năng khiếu thể thao ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khuyến khích phát triển các môn thể thao có kết hợp với hoạt động kinh doanh dịch vụ thể thao.

c) Tiến hành chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế, tập huấn đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia, đào tạo vận động viên cấp cao, vận động viên trẻ cấp tỉnh và ngành.

Tăng cường năng lực chữa trị chấn thương và phòng chống Doping; thực hiện giám định khoa học đối với quá trình huấn luyện 40 – 50 vận động viên trọng điểm loại 1;

V/ Những hạn chế thành tích của Thể thao Việt Nam 

 1/  Ngành chưa quan tâm đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu KH huấn luyện.

 2/  Các nhà khoa học chưa quan tâm đến nghiên cứu những lĩnh vực trực tiếp tác động đến thể thao thành tích cao nhất là đề tài cho các đội tuyển quốc gia. Tổng cục TDTT chưa có định hướng đặt hàng cho những đề tài nghiên cứu phục vụ cho huấn luyện các môn thể thao Olimpic.

Qua khảo sát 10 năm chỉ có 17 đề tài trong tổng số 437 đề tài của các nhà khoa học đã nghiên cứu chiếm 3,8%.

 3/ Chưa quan tâm đào tạo đội ngũ HLV, nhất là HLV cho các môn Olympic chưa mang tính chuyên nghiệp, thiếu khả năng ngoại ngữ tiếng Anh .

4/ Chưa chọn lọc VĐV tập trung  huấn luyện theo tiêu chuẩn đặc biệt..

5/ Các trung tâm huấn luyện QG không đủ nhà ở, nhà tập cho VĐV, chỉ được 40%  VĐV hưởng chế độ đội tuyển ăn ở tập trung.

6/ Các trung tâm huấn luyện là nơi cần ứng dụng công nghệ trong huấn luyện nhưng hầu như chưa quan tâm đến chuyển giao công nghệ.

7/ Chưa mạnh dạn trong đánh giá tuyển chọn, phân loại VĐV qua các chu kỳ huấn luyện, VĐV trẻ huấn luyện 7-8 năm thành tích không lên và đã quá tuổi nhưng vẫn duy trì ở đội trẻ, làm cho những VĐV trẻ tài năng không được thay thế.

 8/  Dự báo thành tích thiếu cơ sở khoa học .

Những vấn đề đặt ra cơ bản là phù hợp, tuy nhiên chúng ta có thể nhận định còn 3 vấn đề tương quan cho chiến dịch vàng đó là: Tuyển chọn VĐV và xây dựng chương trình mục tiêu cho thế hệ vàng từ nay đến 2019; Tiếp cận và cử đào tạo HLV ở nước ngoài theo từng môn phù hợp ; Lựa chọn và thúc đẩy NC những đề tài chuyển giao công nghệ khả thi cho các đội tuyển.

VI/ Một số giải pháp:

Ngoài những nội dung chiến lược chung, Hiện nay chúng ta đang có tiềm năng lớn 20.000 VĐV, 4 trung tâm huấn luyện Thể thao quốc gia đang quản lý gần 2.000 VĐV.Chúng ta cần quan tâm xây dựng một chiến lược đặc biệt cho các kỳ Asiad.

1 / Xây dựng đề án trình chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu cho chuẩn bị cho Asiad 17 và 18. Chọn 200 đến 300 VĐV cho kế hoạch huấn luyện từ 2013 đến 2019  (Đề xuất kinh phí từ nguồn của đề án đăng cai Asiad 18) coi đây là kế hoạch thế hệ vàng cho Asiad 18.

2 / Kế hoạch đào tạo dài hạn 50-80 HLV (dưới 40 tuổi)theo chương trình đào tạo nước ngoài cho các môn Olympic, qua đó tuyển chọn 50% số HLV đã được đào tạo  giao nhiệm vụ huấn luyện cho các đội tuyển, số còn lại giao nhiệm vụ huấn luyện các đội tuyển trẻ.

3/ Chọn 50% số VĐV lần đầu đạt HC Vàng, Bạc, Đồng tại các kỳ SEA Games và Asiad, các môn thế mạnh cho đi tập huấn nước ngoài dài hạn 1-2 năm, một số môn đặc thù hàng năm chỉ tham gia các giải quốc tế chính thức.

4/ Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị huấn luyện, nghiên cứu, phòng thí nghiệm cho các trường đại học và các trung tâm HL TT QG.

 5/ Quan tâm dinh dưỡng,chăm sóc và phục hồi cho VĐV.

           6/ Viện khoa học TDTT, Các trường Đại học đề xuất hướng nghiên cứu thiết thực phục vụ cho huấn luyện các đội tuyển tham gia Asiad để giới thiệu cho các nhà khoa học thực hiện theo phương thức cạnh tranh và chịu trách nhiệm 80% kết quả nghiên cứu VĐV đạt thành tích Asiad.

TS. Lê Tấn Đạt  - Hiệu trưởng trường ĐH TDTT Đà Nẵng

(Trích nguồn từ Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế 2012)

Print

Số lượt xem (2432)/Bình luận (0)

Tags:
SuperUser Account

SuperUser Account

Other posts by SuperUser Account

Comments are only visible to subscribers.