Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Vật dân tộc khó tìm lại chỗ đứng

Vật dân tộc khó tìm lại chỗ đứng

Vật dân tộc khó tìm lại chỗ đứng

Tác giả: Nguyễn Thị Lưu/29 Tháng Mười 2021/Categories: Thể thao văn hóa và dân tộc

Rate this article:
No rating

Một nét đẹp văn hóa

Khởi nguồn từ xa xưa, môn thể thao vật dân tộc có sức sống mạnh mẽ, gắn bó với lối sống sinh hoạt, lao động của người dân Việt Nam. Theo đó, vào dịp hội làng, các sới vật thường được tổ chức tại đình làng, hoặc các miếu đền, thu hút hàng trăm người dân đến xem và cổ vũ. Tiếng trống thúc giục rộn ràng hòa lẫn tiếng reo hò, tiếng vỗ tay cổ vũ cho các doanh đô, kèo vật, tạo không khí sôi động, tươi vui trong những ngày hội. Những keo vật dân tộc không chỉ góp phần thắt chặt tình đoàn kết của người dân, hy vọng về một năm mới tốt đẹp, một vụ mùa bội thu mà còn tôn vinh và lưu giữ nét đẹp sinh hoạt truyền thống đặc sắc của dân tộc.

Ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ tịch Hội đồng Trọng tài vật dân tộc Việt Nam cho biết: “Vài chục năm trước đây, môn vật dân tộc như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong những ngày hội làng, ngày đầu xuân năm mới… của người dân vùng quê Bắc bộ. Những địa phương nổi tiếng về môn vật dân tộc như các tỉnh: Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… thường xuyên tổ chức những sới vật để các doanh đô thi đấu. Có những nơi, mỗi xã thành lập được một sới vật, như huyện Gia Lâm (Hà Nội) có 31 xã thì có 25 sới vật được tổ chức. Điều đó thấy rằng, phong trào thi đấu môn vật dân tộc rất mạnh và sôi nổi”.

Không chỉ là một trò chơi truyền thống, vật dân tộc còn trở thành môn thể thao yêu thích được đưa vào thi đấu. Đã có nhiều giải đấu dành riêng cho môn thể thao vật dân tộc như: Giải vô địch toàn quốc, Giải vô địch trẻ và thiếu niên vật dân tộc toàn quốc, cúp Tạp chí Nông thôn… Điều đó để thấy, môn vật dân tộc không chỉ là một trò chơi, mà hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành một môn thể thao

Chưa được chú trọng  quan tâm

Theo thống kê của Vụ Thể dục Thể thao quần chúng, Tổng cục Thể dục Thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), hiện trên cả nước chỉ còn 15 đội vật dân tộc thuộc các tỉnh, thành, ngành khác nhau. Sở dĩ số lượng đi xuống là do những năm gần đây, môn vật dân tộc không có tên trong các môn thi đấu tại Đại hội Thể thao toàn quốc và Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc. Việc môn vật dân tộc bị gạch tên khỏi danh sách là do các cơ quan quản lý chỉ chú trọng vào các môn thể thao mang tính quốc tế và có khả năng giành huy chương tại các giải đấu lớn. Điều này khiến môn vật dân tộc không được các tỉnh, ngành chú trọng đầu tư và phát triển.

Chỉ tính riêng ở Giải vô địch trẻ và thiếu niên vật dân tộc toàn quốc cũng đang dần “xuống dốc” cả về số lượng lẫn chất lượng. Giải vô địch trẻ và thiếu niên vật dân tộc toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1996, với số lượng lên tới vài chục đoàn tham gia. Nhưng từ năm 2010 khi môn thể thao vật dân tộc không được đưa vào thi đấu ở Đại hội Thể thao toàn quốc thì chỉ còn 8-10 đội tham gia, trong khi đó cũng không đủ các hạng cân.

Theo ông Hùng, môn vật dân tộc không chỉ đi xuống về số lượng, mà chất lượng các doanh đô cũng không được như trước, những kỹ thuật trong thi đấu dần bị biến mất như những miếng gồng, miếng sường... Nguyên nhân lớn là do chính các thầy dạy cũng không hiểu hết về ý nghĩa của từng động tác trong vật dân tộc. Nếu trước đây, mở đầu cuộc đấu là nghi thức xe đài mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của vùng miền, thì nay được hiểu là một hình thức khởi động.

Em Trần Văn Dân, 17 tuổi, ở xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho biết: “Em bắt đầu tham gia tập luyện môn vật dân tộc để thi đấu cách đây 3 năm. Hiện nay, hội làng quê em vẫn tổ chức thi vật, nhưng chủ yếu đều là những gương mặt quen thuộc chứ không thấy có những gương mặt mới. Nhiều em nhỏ rất thích được tập luyện để thi đấu, nhưng không biết học ở đâu”.

Rõ ràng môn thể thao vật dân tộc đang ngày bị mai một không phải do khán giả quay lưng mà chính là do vật dân tộc không còn được đầu tư, quan tâm để thế hệ trẻ có cơ hội học tập thi đấu.

MINH HỒNG

Print

Số lượt xem (644)/Bình luận (0)

Tags:
Nguyễn Thị Lưu

Nguyễn Thị Lưu

Other posts by Nguyễn Thị Lưu

Comments are only visible to subscribers.