Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Võ sỹ vàng karatedo Lê Bích Phương: Lên cao vút, xuống mất hút

Võ sỹ vàng karatedo Lê Bích Phương: Lên cao vút, xuống mất hút

Võ sỹ vàng karatedo Lê Bích Phương: Lên cao vút, xuống mất hút

(Thethaovanhoa.vn) - Nhà đương kim vô địch SEA Games 26 Lê Bích Phương vừa phải chính thức nói lời giã biệt SEA Games 27 sẽ khởi tranh vào tháng 12 tới trong sự tiếc nuối. Một lần nữa dư luận lại phải trở lại với những chuyện “xưa như Diễm” của thể thao Việt Nam.

Tác giả: Cao Thị Thu Hường/12 Tháng Sáu 2014/Categories: Góc cảm nhận, Gương mặt thân quen

Rate this article:
No rating

Bích Phương phải rời thảm đấu vì một chấn thượng nặng, chẳng những không thể sang Myanmar tranh tài, mà có thể ảnh hưởng đến cả sự nghiệp lâu dài. Chấn thương là bất khả kháng, song xâu chuỗi lại, có vẻ như ở võ sĩ từng vụt sáng để giành tấm huy chương vàng duy nhất tại Á vận hội vẫn còn thiếu yếu tố căn bản để trở thành một ngôi sao thực thụ.

Chấn thương liên tiếp, chỉ bởi vận đen?

Tại giải vô địch quốc gia hồi tháng 9, Phương đã không dự tranh do chưa bình phục chấn thương đứt dây chằng chéo sau đầu gối phải gặp phải từ đầu năm. Chị đang vừa trị liệu vừa tập luyện nhẹ nhàng, và như khẳng định của ban huấn luyện, chắc chắn kịp hồi phục hoàn toàn để sẵn sàng cho SEA Games 27.

Võ sỹ vàng karatedo Lê Bích Phương: Lên cao vút, xuống mất hút

Nhưng cách đây chưa lâu, làng thể thao lại đón nhận hung tin về Phương khi chị chính thức chia tay đội tuyển quốc gia, không còn cơ hội sang Myanmar bảo vệ tấm huy chương vàng. Từ một cái nhói đau ở đầu gối trong một buổi tập, kiểm tra của bác sỹ đã cho một kết quả tệ hại: đứt bán phần dây chằng chéo trước đầu gối phải. Cũng ở đầu gối phải, lần trước là đứt dây chằng chéo sau, giờ đến lượt dây chằng chéo trước, chỉ khác lần này rất nặng. Đến mức, các thầy và bác sĩ đã lập tức đưa ra quyết định để Phương rời xa thảm đấu để tập trung cho việc điều trị, có thể rất phức tạp và lâu dài.

Việc chấn thương trong tập luyện thi đấu, đặc biệt ở một môn võ đối kháng cao như karatedo, nhiều khi là bất khả kháng, có thể coi như một vận đen. Nhưng suy xét kỹ, với Phương, có lẽ sự đen đủi không phải là nguyên do duy nhất, khi các chấn thương đến dồn dập trong một thời gian ngắn, và nhiều năm trước đó chị không hề hấn gì, kể cả với các loại chấn thương nhẹ.

Nhà vô địch thiếu… căn bản

Với chấn thương nặng, nhiều hệ lụy của Phương rõ ràng, ngoài sự thiếu may mắn còn có thể lý giải ở việc phòng chống không tốt. Chị đã trở lại quá sớm và không đúng cách khi chấn thương lần trước chưa đảm bảo sự hồi phục cao nhất, có thể do sức ép về quỹ thời gian cho SEA Games 27 không còn nhiều.

Tuy nhiên, gốc rễ của nó, có thể nhìn từ cả một quá trình dài, võ sĩ này đã luôn phải gồng mình lên để tập luyện, thi đấu với gánh nặng của một nhà vô địch, trong khi bản thân chị còn thiếu rất nhiều điều kiện mang tính căn bản.

Kỳ tích mang về tấm huy chương vàng duy nhất cho thể thao Việt Nam tại Asiad 2010 của chị đã đến từ sự xuất thần. Chính sự rực sáng bất ngờ, chính xác hơn là một cú đá ngoạn mục ở trận chung kết để hạ gục hảo thủ Nhật Bản đã đưa chị từ một cái tên vô danh bước lên đỉnh cao châu lục.

Bích Phương vô địch Á vận hội khi mà thực tế chị mới chỉ là một võ sĩ còn rất “non” về thể lực, kỹ chiến thuật. Và cũng kể từ đó, mặc nhiên, tuyển thủ Hà Nội đã luôn phải tập luyện, thi đấu với cả một tấn áp lực, trong tình trạng quá sức kéo dài.

Những nỗ lực vượt lên chính mình thực sự đáng nể đã giúp Phương một năm sau đó tiếp tục đoạt thêm tấm huy chương vàng SEA Games 26, một thành quả giống như một sự “giải thoát”.

Chỉ có điều, trên thực tế, Bích Phương vẫn chưa thể đạt tới đẳng cấp của một võ sĩ hàng đầu, ngang tầm mức với danh hiệu vô địch Asiad hay SEA Games của mình. So với những “đàn chị” như Kim Anh, Bảo Ngọc hay gần hơn, với Nguyệt Ánh, Phương hãy còn thua một khoảng rõ rệt.

Chính sự thiếu nền tảng, phần nào đốt cháy giai đoạn, liên tục gồng mình lên cuối cùng đã khiến Phương trả giá, bao gồm những chấn thương như hậu quả khó tránh thời gian qua.

Dấu hỏi cho tương lai

Sự vắng mặt của Phương đúng thời điểm then chốt trước SEA Games 27 thực sự là một tổn thất lớn cho karatedo Việt Nam, bởi nếu bình thường khả năng để chị bảo vệ tấm huy chương vàng rất cao.

Song điều đáng quan tâm hơn, chính là tương lai của chị từ đây đặt ra một dấu hỏi lớn. Dự báo, Phương sẽ mất một thời gian dài để điều trị hồi phục, chắc chắn phải có can thiệp phẫu thuật. Khả năng trở lại ngay cả với Asiad vào sang năm của chị hãy còn để ngỏ, với rất nhiều lo ngại.  Chưa kể sau chấn thương nặng, và đặc biệt suốt một quá trình dài gồng mình lên, cũng cực khó cho chị có thể lấy lại được sức vóc, phong độ như thời hay nhất của mình.

Rất mong những điều tốt đẹp nhất với nữ võ sĩ đầy đam mê và nỗ lực Lê Bích Phương, và dù thế nào cũng phải cảm ơn chị vì những chiến tích vàng cho thể thao Việt Nam. Song dù muốn hay không, từ trường hợp điển hình của chị, các nhà quản lý huấn luyện karatedo Việt Nam cũng phải nhìn thẳng vào thực tế để rút ra được những bài học quan trọng cho việc đào tạo, huấn luyện, bảo vệ tài năng.

Không thể lúc nào cũng trông chờ cả vào nỗ lực tự thân, sự xuất thần và kể cả may mắn!

2 lần “tân binh”, 2 ngôi vô địch

Lịch sử thể thao Việt Nam tại các sự kiện quốc tế chính thức, chưa có tuyển thủ nào lập được kỳ tích như võ sĩ karatedo Lê Bích Phương, khi chị đoạt huy chương vàng cả Asiad lẫn SEA Games đều ngay ở lần đầu tiên tham dự. Ngoạn mục nhất là tấm huy chương vàng Asiad 2010 được giới chuyên môn đánh giá “không thể lặp lại”. Hoàn toàn vô danh trước đó, võ sĩ mới 18 tuổi này đã thẳng tiến vào chung kết, rồi gây “chấn động” khi vượt qua nhà đương kim vô địch thế giới người Nhật Bản Kobayashi Miki. Càng khó tin hơn khi Phương đã yếu thế trong suốt cả trận, rồi xuất thần giành chiến thắng chỉ bằng một cú đá “vàng” ấn định tỷ số 4-3 đúng trong phút cuối cùng. Sau đó đúng một năm, Phương đoạt tiếp huy chương vàng SEA Games cũng với tư cách một “tân binh”.

Khoản thưởng kỷ lục 200 triệu đồng

Trước Asiad, võ sĩ thuộc diện “hợp đồng” của thể thao quân đội này mỗi tháng có tổng thu nhập chưa nổi 1 triệu đồng, phải cực kỳ khéo léo mới đủ chi tiêu. Khi lên đội tuyển quốc gia, chỉ tăng gần gấp đôi mà với Phương đã mừng lắm rồi. Cho nên, cô gái làng Lở (xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) đã không thể tin nổi với tổng số tiền trên 200 triệu đồng nhận được từ các khoản thưởng cho tấm huy chương vàng Asiad. Nó khiến cho Phương thực sự… lúng túng, vì đã bao giờ cầm số tiền lớn như thế đâu. Tấm huy chương vàng trên đất Quảng Châu, phần nào đó đã giúp Phương đổi đời.

 

Tường Nhi
Thể thao & Văn hóa cuối tuần


Print

Số lượt xem (843)/Bình luận (0)

Cao Thị Thu Hường

Cao Thị Thu Hường

Other posts by Cao Thị Thu Hường

Comments are only visible to subscribers.