Menu

Thư viện ảnh

Video - Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93932images (5).jpg

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93931images (3).jpg

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93930images (1).jpg

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93908chỉ mục.jpg

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93906tải xuống (3).jpg

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93905tải xuống (2).jpg

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93903theduc9.jpg

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93902tải xuống (1).jpg

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93901tải xuống.jpg

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Xu hướng và phát triển

Lịch sử cầu lông phần 4

23 Tháng Năm 2014

Luật thi đấu cầu lông

Trước năm 2006 áp dụng luật 2 cầu, tương đối phức tạp và các trận đấu có xu hướng diễn ra rất lâu. Cụ thể như sau :

- Chọn sân : Một trái cầu sẽ được trọng tài đặt trên đỉnh lưới ở vị trí cân bằng và ấn cho lưới dùng xuống, sau đó thả tay ra. Cầu rơi bên phía nào thì phía đó được quyền chọn 1 trong 2 lợi thế : được chọn phần sân hoặc được giao cầu trước. Khi 1 bên đã chọn lợi thế thì lợi thế còn lại mặc nhiên thuộc về bên kia.
- Một trận đấu bao gồm 3 set, với số điểm để thắng 1 set là 15 (đơn/ đôi nam) và 11 (đơn nữ).
- Nếu tỉ số cân bằng là 14 – 14 (nam) hoặc 10 – 10 (nữ), bên ghi điểm 14(10) sẽ được quyền chọn lựa là set sẽ chốt điểm ở điểm 15(11) hoặc 17(13)
- Bên thắng 1 set sẽ được giao trước vào set sau. Chỉ trong lượt 1 bên giao mà bên đó ghi điểm thì mới tính tỉ số, nếu bên giao không ghi được điểm thì sẽ đổi giao, và sẽ lập lại nếu bên kia giao mà cũng không ghi điểm.
- Sau mỗi set đấu bên sẽ tiến hành đổi sân trước khi đánh tiếp set kế. Trong set thứ 3, ở giữa trận đấu : 8 điểm (game 15 điểm của name) hoặc 6 điểm (game 11 điểm của nữ) sẽ tiến hành đổi sân.

Đánh đơn :

- Giao cầu, hoặc đỡ cầu, ở phần sân bên phải khi người chơi hoặc đối phương ghi điểm số chẵn
- Giao cầu, hoặc đỡ cầu, ở phần sân bên trái khi người chơi hoặc đối phương ghi điểm số lẻ
- Mỗi bên có 1 lượt chạm cầu và cầu phải qua lưới cho đến khi cầu chạm đất hoặc cầu out ngoài sân.
- Người chơi ghi điểm nếu trong lượt giao của mình cầu chạm đất bên phần sân đối phương hoặc đối phương đánh cầu không qua lưới, hoặc đối phương đánh cầu out ra ngoài sân.
- Người chơi ghi điểm sẽ tiếp tục giao cầu ở phần sân còn lại của mình tuỳ theo tỉ số (chẵn phải – lẻ trái)
- Nếu trong lượt giao của mình mà người chơi đánh lỗi thì sẽ không được tính điểm, mà quyền giao cầu sẽ thuộc về đối phương.

Đánh đôi :

- Bắt đầu game, hoặc mỗi khi một bên đổi quyền giao cầu, thì cầu sẽ được giao từ phần sân bên phải cho đối phương bên kia lưới theo đường chéo (cũng là sân bên phải của đối phương). Chỉ người được giao cầu mới có quyền đỡ cầu trong lượt đó.
- Nếu người còn lại bên phải đối phương (không phải là người nhận cầu) mà chạm cầu thì trường hợp đó sẽ tính là đối phương bị lỗi, phía người chơi ghi điểm.
- Sau khi người nhận cầu trả cầu lại qua phần sân người chơi, thì ai trong số 2 người chơi cũng có quyền đỡ cầu, nhưng vẫn tuân thủ luật : 1 lần cầu qua sân – 1 lần chạm duy nhất.

- Giao cầu, hoặc đỡ cầu, ở phần sân bên phải khi người chơi hoặc đối phương ghi điểm số chẵn
- Giao cầu, hoặc đỡ cầu, ở phần sân bên trái khi người chơi hoặc đối phương ghi điểm số lẻ
- Người còn lại của mỗi bên thì làm ngược lại với quy trình trên.
- Quyền giao cầu sẽ đổi từ người giao đầu tiên sang cho người nhận đầu tiên, rồi đồng đội của người nhận đầu tiên, rồi đến đối phương ở phần sân bên phải, rồi đến đồng đội của đối phương.

- Nói 1 cách ngắn gọn : cặp đôi A-B đánh với cặp C-D. A giao đầu tiên từ phần sân bên phải của mình cho C (cũng ở phần sân bên phải của C – ngược với A)

+ Nếu A thắng điểm trong lượt giao đó, thì A sẽ đi qua bên trái tiếp tục giao cho D, B sẽ đổi qua bên phải.
+ Nếu A không ghi điểm trong lượt giao đó, quyền giao cầu sẽ thuộc về C. Tất cả người chơi đều không đổi chỗ.
+ Nếu C thắng điểm trong lượt giao của mình, C sẽ qua bên trái giao cầu cho B, D sẽ đổi qua bên phải
+ Nếu C không ghi điểm trong lượt giao đó, quyền giao cầu sẽ chuyển qua cho D ở bên trái. Tất cả người chơi đều không đổi chỗ.
+ Nếu D thắng điểm trong lượt giao của mình, thì D sẽ qua bên phải giao cầu tiếp cho A, C sẽ đi qua bên trái.
+ Nếu D không ghi điểm trong lượt giao đó, quyền giao cầu sẽ chuyển qua cho A. Tất cả người chơi đều không đổi chỗ.
+ Nếu A thắng điểm trong lượt giao đó, thì A sẽ đi qua bên trái tiếp tục giao cho C, B sẽ đổi qua bên phải.
+ Nếu A không ghi điểm trong lượt giao đó, quyền giao cầu sẽ chuyển qua cho B. Tất cả người chơi đều không đổi chỗ.
…..

 

  Theo http://diendan.zing.vn

Print

Số lượt xem (3097)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.