Menu

Thư viện ảnh

Video - Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93932images (5).jpg

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93931images (3).jpg

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93930images (1).jpg

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93908chỉ mục.jpg

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93906tải xuống (3).jpg

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93905tải xuống (2).jpg

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93903theduc9.jpg

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93902tải xuống (1).jpg

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93901tải xuống.jpg

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Xu hướng và phát triển

Xây dựng và lựa chọn test kỹ thuật phát cầu trong môn Cầu lông

12 Tháng Sáu 2014

(ĐHVH)- Cầu lông là môn thể thao đối kháng gián tiếp, các vận động viên trong quá trình thi đấu phải liên tục di chuyển trên khắp bề mặt sân để đánh và đỡ cầu. Mặc dù diện tích bề mặt của mỗi bên sân chỉ là 34.7m2 nhưng vận động viên (VĐV) phải liên tục di chuyển với một cường độ rất cao cho nên năng lượng tiêu hao là rất lớn. Vì vậy một VĐV cầu lông phải hội tụ đầy đủ và phát triển ở mức độ cao các tố chất vận động như là: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự mềm dẻo khéo léo. Đặc trưng thi đấu của môn cầu lông đó là đường cầu biến hoá rất đa dạng linh hoạt, có những lúc phải thể hiện sức nhanh, sức mạnh tối đa nhưng có những lúc lại rất mềm mại khéo léo.

Số lượng kỹ thuật của môn cầu lông là rất lớn, bao gồm bốn nhóm kỹ thuật chính: kỹ thuật di chuyển, kỹ thuật tấn công, kỹ thuật phòng thủ, và kỹ thuật phát cầu. Trong mỗi nhóm kỹ thuật đó lại gồm nhiều kỹ thuật nhỏ nữa.
        

 Xây dựng và lựa chọn test kỹ thuật phát cầu trong môn Cầu lông

             
Môn học Cầu lông được đưa vào giảng dạy tại trường ĐH Văn hóa Hà Nội gần 18 năm. Khi học môn Cầu lông sinh viên được trang bị những kiến thức căn bản của môn học để có thể vận dụng vào rèn luyện thể chất sau này. Khác với kỹ thuật giao bóng, phát bóng trong một số môn thể thao khác như: bóng chuyền, bóng bàn, quần vợt. Uy lực tấn công trong quả phát cầu của Cầu lông rất hạn chế. Trong thực tiễn thi đấu cầu lông, đôi khi có thể tạo ra tình huống bị động cho đối phương bằng quả phát cầu nhanh và chuẩn xác. Chính vì vậy mà việc rèn luyện phát cầu chuẩn là một yêu cầu quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập môn Cầu lông. Hơn nữa, mỗi điểm phát cầu theo khu vực phát cầu của sân Cầu lông lại yêu cầu những cách phát cầu khác nhau. Với những quả phát cầu ngắn có điểm rơi ở sát đường giới hạn phát cầu gần và phía trước mặt đối phương thì yêu cầu đường cầu khi phát phải bay thấp sát mép trên lưới (phát thấp gần). Với những quả cầu phát ra phía sau đối phương, có điểm rơi gần đường giới hạn phát cầu xa (trong thi đấu đôi) hoặc gần đường biên ngang cuối sân (trong thi đấu đơn) thì yêu cầu đường cầu khi phát phải bay cao trên tầm tay với của đối phương (phát cao sâu). Có như vậy mới hạn chế được khả năng tấn công ngay của đối phương. Với những đường cầu phát vào các điểm trái tay đối phương thì lại yêu cầu phải phát đường cầu bay nhanh và bất ngờ (phát lao nhanh). Bởi vậy, việc xây dựng các test kỹ thuật phát cầu phải gắn chặt với những yêu cầu về độ chuẩn và mỗi cách phát cầu ở các điểm khác nhau trên sân.

Căn cứ vào những yêu cầu trên cần xây dựng các test kỹ thuật phát cầu như sau:

1. Kiểm tra kỹ thuật phát cầu thấp gần

-  Test 1: Người kiểm tra đứng ở vị trí phát cầu ở khu vực ên phải của nửa sân cầu lông, thực hiện phát cầu vào hai ô ở góc phía trên của khu vực phát cầu phải ở nửa sân bên kia (theo các đường phát số 1 ở hình vẽ). Mỗi ô phát cầu có diện tích bằng 1/9 của một khu phát cầu sân đơn. Mỗi ô thực hiện 10 quả phát. Thành tích được tính theo số quả phát đúng ô quy định.

- Test 2: Thực hiện như test 1 song người kiểm tra chỉ phải phát 10 quả thấp gần vào ô có diện tích bằng 2,6m x 0,4m ở sát đường giới hạn phát cầu gần. Thành tích được tính theo số quả phát được vào ô quy định

 Xây dựng và lựa chọn test kỹ thuật phát cầu trong môn Cầu lông

 
2.   Kiểm tra phát cầu cao sâu

- Test 3: Thực hiện như test 1 và 2 nhưng người kiểm tra phải phát cầu cao sâu vào 2 ô cuối khu phát cầu có diện tích ằng 1/9 diện tích khu phát. Mỗi ô thực hiện 10 quả. Thành tích tính theo số quả phát được vào ô quy định(theo đường phát số 3trên hình vẽ).

- Test 4: Thực hiện như các test trên nhưng người kiểm tra phải phát 10 quả cao sâu vào ô cuối khu vực phát cầu có diện tích ằng 2,6m x 0,76m. Thành tích tính theo số quả phát được vào ô quy định(theo đường phát số 4 trên hình vẽ)

3. Kiểm tra phát cầu lao nhanh

- Test 5: Cũng thực hiện như các test khác, những người kiểm tra phải phát 10 quả lao nhanh vào ô diện tích bằng 1/9 khu vực phát cầu. Thực hành được tính theo số quả phát được vào ô quy định.
                                    
(Nhóm 1 số sv tập CL 1buổi/tuần, nhóm 2 số sv tập luyện cầu lông 2 buổi /tuần, nhom 3 số sv luyện tập cầu lông 3 buổi/tuần, nhóm 4 số sv tập luyện cầu lông 4  buổi/tuần) (thực nghiệm tiến hành trong 3 tháng)

Từ những kết quả kiểm tra trên, để có thể lựa chon được chính xác các test kiểm tra phù hợp, chúng tôi tiến hành xác định độ tin cậy của các test bằng cách tính hệ số tương quan kết quả thành tích đạt được (qua kiểm tra các test) với thành tích thi đấu đơn cầu lông trong nội bộ nhóm của sinh viên nhóm 3 và nhóm 4 (chỉ ở 2 đối tượng này mới tổ chức thi đấu).
Từ kết quả so sánh tương quan ở bảng trên có thể rút ra kêt luận sau:
- Ở test 1 tương quan thấp hơn cho mọi đố tượng. Vì vậy không nên sử dụng test này trong kiểm tra kỹ thuật phát cầu đối với sinh viên.
- Các test 2,3,4,5 đều có hệ số tương quan > 0,8. Vì vậy ta có thể sử dụng để kiểm tra phát cầu đối với sinh viên trường ĐHVH HN trong cả 3 loại phát là: Thấp gần, cao sâu, lao nhanh.
- Tùy theo đối tượng và thời gian khác nhau có thể lựa chọn các test khác nhau phù hợp.

 

 

Bài: ThS. Phạm Việt Hà (Bộ môn GDTC – QP)

Print

Số lượt xem (2364)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.