Hiện tại, vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng để quy định rằng những thành tựu thể thao được phép áp dụng trong thi đấu thể thao. Vậy nên, các VĐV vẫn không ngăn nổi sự tò mò của bản thân muốn được thử nghiệm, hoặc sử dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật TDTT mới đấy để nâng cao thành tích thi đấu, hoặc có khi là để phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của họ.
Dưới đây là những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đang được sử dụng trong quá trình luyện tập và thi đấu với mục đích đạt được thành tích tốt nhất của họ. Hầu hết các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại này đều được sáng chế hoặc thiết kế để các VĐV rút ngắn thời gian hồi phục thể lực, tránh chấn thương, hay tăng sức bền.
Máy chạy trọng lực (Gravity-defying running)
Trong quá trình vận động, chạy tạo ra một lực tác động có cường độ lớn hơn trọng lượng của cơ thể người trung bình 2 cho đến 4 lần. Nếu như VĐV chạy mà không biết làm chủ cơ thể, trọng lực, cũng như các yếu tố ngoại cảnh tác động thì việc VĐV gặp chấn thương hoặc tai nạn trong khi thi đấu hoặc luyện tập là điều không thể tránh khỏi. Máy chạy lược trọng lực đã được ra đời nhằm giúp các VĐV giảm được tối thiểu 20% lực tác động của quá trình chạy lên cơ thể.
Trên thực tế, tác dụng của máy chạy này đến thành tích thi đấu của VĐV còn đang gặp nhiều tranh cãi, do từ trước đến nay các bài tập chạy của VĐV đều là tạo thêm sức nặng cho đôi chân. Một số nhà khoa học cho rằng việc giảm bớt lực cho đôi chân dường như có tác dụng nhiều hơn trong việc tránh tổn thương cho hệ thống cơ và dây chằng trong quá trình tập luyện, cũng như giúp phục hồi chức năng cho các VĐV hơn là việc nâng cao thành tích. Nhưng cũng có một số nhà khoa học cho rằng việc giảm lực cản trên đôi chân sẽ giúp các VĐV kéo dài được khoảng thời gian luyện tập, chạy được nhanh hơn, xa hơn. Đồng thời cường độ và tần suất luyện tập từ đấy cũng được tăng lên nhanh chóng.
Quả thực, việc đánh giá kết quả và đưa máy chạy lược trọng lực đi vào thực tế vẫn còn đang gặp rất nhiều ý kiến khác nhau.
Buồng nén khí oxy (Hypoxic chamber)
Buồng nén khí oxy được xem như là một thành tựu phát minh của khoa học kỹ thuật giúp nâng cao sức bền của VĐV, tăng cường sự trao đổi của oxy trong cơ thể. Khởi nguồn của thành tựu này chính là từ việc các VĐV của một số môn thể thao vận động hay có thói quen lên núi để tập huấn thời gian dài trước khi chính thức bước vào thời gian thi đấu chính thức..
Buồng nén khí oxy được hiểu đơn giản là một buồng kín, mà ở đấy hàm lượng oxy được giảm xuống tùy chỉnh theo mức yêu cầu. Hiện tại, buồng nén khí oxy là một sản phẩm khoa học của Trung tâm Khoa học mới The Third Space (Luân Đôn, Vương quốc Anh), với mức oxy ở buồng nén mẫu đang là 15% (trong khi mức oxy chuẩn trong không khí là 21%). Mức oxy ở buồng nén mẫu được xem là tương đương với mức oxy là vùng núi có đô cao hơn 2000m so với mặt nước biển.
Máy đo tỷ lệ vi chất bị mất do hiện tượng mất nước (Precision hydration)
Các bài kiểm tra lượng mồ hôi mất đi sau vận động là một việc làm khá phổ biến khi đào tạo VĐV đỉnh cao. Bài kiểm tra này giúp ta định lượng được tổng lượng nước đã mất đi và cần phải bù vào, để từ đấy giúp tái tạo lại được một phần năng lượng của cơ thể.
Trong những năm gần đấy, một thành tựu mới của ngành khoa học kỹ thuật TDTT đã được phát minh với mục đích chỉ ra được tỷ lệ vi chất bị mất đi sau quá trình mất nước. Máy đo này không những chỉ ra giúp ta được tổng lượng nước mất đi là bao nhiêu, mà còn giúp liệt kê rõ ràng những chất bị mất đi là chất gì, và cần bù vào bao nhiêu cho phù hợp. Các nhà khoa học tin rằng lượng vi chất (hay ở một số trường hợp là chất điện giải) rất quan trọng để cân bằng cơ thể, sự co cơ, điều hòa tâm lý trong quá trình tập luyện và thi đấu. Và đấy chính là lý do máy đo lượng vi chất thiếu hụt do quá trình mất nước sau thi đấu hoặc luyện tập đã được ra đời.
Hiện tại, các nhà khoa học đang triển khai hệ thống máy này tại một số các CLB Bóng đá chuyên nghiệp của các giải Bóng đá Châu Âu. Trung bình, mỗi đội phải chi ra một khoản tiền lên tới 4.500 bảng (tương đương với hơn 6.700 đô-la Mỹ) cho các thí nghiệm, cũng như mua sắm các dụng cụ, thiết bị đi kèm với máy đo vi chất này.
Phân tích bước di chuyển của VĐV theo định dạng 3 chiều (3D gait analysis)
Phân tích bước di chuyển của VĐV theo định dạng 3 chiều là một phương pháp mới trong việc đánh giá quá trình vận động của VĐV, từ đấy chỉ ra được trước những ưu điểm và nhược điểm của VĐV trong thi đấu, cũng như tiên đoán được khả năng gặp chấn thương của VĐV trong một số trường hợp xác định.
Phương pháp này giúp các nhà khoa học biết được điểm mạnh và điểm yếu của một VĐV, từ đấy phối hợp với các HLV trong việc triển khai các bài tập giúp phát huy được toàn diện những điểm mạnh của cá nhân đấy.
Để thực hiện quá trình phân tích này, có tất cả là 12 máy quay được đặt ở 12 góc trước, sau, trên dưới, cạnh bên. Như vậy sẽ có tối đa 200 khung hình/giây được chụp lại, ghi lại toàn bộ quá trình di chuyển của VĐV.
Hiện tại, chi phí để thực hiện phương pháp này vào khoảng 280 bảng Anh (tương đương với 420 đô-la Mỹ), quá trình làm bài kiểm tra vào khoảng 75 phút, và sau đấy báo cáo chi tiết sẽ được gửi về địa chỉ của đơn vị yêu cầu.
Công nghệ đường biên ngang
Do có nhiều bàn thắng gây tranh cãi mà không bao giờ được sáng tỏ như bàn thắng của Lampard ở World Cup 2010 trong trận đấu với đội Đức và bàn thắng của Pedro Mendes trong trận đấu với đội Manchester United vào năm 2005, sự ra đời của công nghệ đường biên ngang sẽ giúp cho việc xác định bàn thắng trong bóng đá được rõ ràng hơn. Công nghệ này cung cấp thông tin cho trọng tài khi họ đưa ra quyết định quan trọng.
Chủ tịch FIFA Sepp Blatter trước đây đã bày tỏ sự phản đối của ông về công nghệ đường biên ngang, tuy nhiên có vẻ như ông đã thay đổi ý nghĩ của mình khi công nghệ đường biên ngang được áp dụng tại giải tranh Cúp các câu lạc bộ thế giới của FIFA tháng 12/ 2012 tại Nhật Bản. Tất cả các bàn thắng trong giải đấu này đã được ghi lại một cách chính xác bằng công nghệ này. FIFA cũng đã xác nhận công nghệ đường biên ngang sẽ được đưa vào World Cup 2014 tại Brazil. Ngoài ra tất cả các câu lạc bộ thi đấu ở Giải hạng nhất sẽ buộc phải sử dụng công nghệ đường biên ngang bắt đầu từ mùa giải 2013/2014.
Hai hệ thống công nghệ đường biên ngang tại thời điểm này là Hawk-eye và GoalRef, cả hai đều được FIFA cấp phép. Hawk-eye phát triển trên cơ sở sử dụng máy ảnh tốc độ cao trong khi GoalRef triển trên cơ sở ứng dụng từ trường tần số thấp xung quanh cầu môn và cấu trúc mạch điện tử trong trái bóng. Cả hai hệ thống cho phép xác nhận bàn thắng và truyền tin trong một phần nhỏ của một giây đến một chiếc đồng hồ đeo ở tay của trọng tài.
Sự ra đời của công nghệ đường biên ngang có nghĩa là sẽ không còn sự nghi ngờ đối với những bàn thắng như của Lampard và Mendes đã vượt qua vạch hay chưa.
Thiết bị đồng hồ theo dõi nhịp tim hữu ích cho người bình thường.
Thiết bị này có màn hình trên đồng hồ giống như một chiếc đồng hồ thông thường, thay vì cho bạn biết thời gian, đồng hồ này sẽ cho bạn biết nhịp tim của bạn. Chiếc đồng hồ này sử dụng một giải băng cảm biến được đặt ngay dưới ngực để đọc nhịp tim của bạn. Nhà sản xuất đã cài đặt một đoạn video về cách sử dụng đồng hồ này. Ý nghĩa của màn hình hiển thị nhịp tim là nó sẽ cho bạn biết nhịp tim của bạn là đủ cao để đốt cháy calo và tăng cường sức khỏe khi tập luyện.
K.Tùng