Trong những năm gần đây, việc kinh doanh thực phẩm thể thao đã bùng nổ trên toàn thế giới. Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, kinh doanh thực phẩm thể thao chiếm 30% và 25% tổng thị trường. Giá trị ước tính của nó là 163,1 tỷ USD, với dự đoán hàng năm sẽ tăng ít nhất 6,5%.
Một ví dụ về điều này là thị trường thực phẩm chức năng. Thuốc hoặc thực phẩm chức năng thể thao (ví dụ như gel, đồ uống, bột protein), vitamin, axit amin, giảm cân…, được quảng cáo rộng rãi trên các nền tảng truyền thông xã hội (ví dụ: Facebook, Twitter, Instagram).
Tuy nhiên chưa có một đơn vị nào kiểm soát chặt chẽ vấn đề này và khiến các thông tin được đăng tải trên đó ngày càng trở nên nhiễu loạn. Và nguy hiểm hơn là thị trường này ngày càng phát triển với số lượng người sử dụng thực phẩm và mua bán trên các nền tảng mạng xã hội ngày càng ra tăng.
Xem xét các rủi ro về sức khỏe, các chiến lược tiếp thị ngày nay đang gây hiểu lầm và tiềm ẩn nhiều bất lợi cho người tiêu dùng. Bài viết này nhằm mục đích hiểu rõ hơn về thị trường thực phẩm thể thao trực tuyến;đánh giá các loại sản phẩm được bán; chất lượng thông tin được cung cấp; những phản hồi về tác dụng phụ và nhận thức về khả năng nhiễm bẩn gây hại cho sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy, tất cả các loại nền tảng trực tuyến (trang web, cửa hàng trực tuyến, blog và diễn đàn) được đánh giá qua công cụ Google đều cho thấy các từ khóa như “thực phẩm chức năng thể thao được sử dụng nhiều nhất”, “phụ kiện thể thao được bán nhiều nhất và “ chất tăng cường sức khỏe ”được tìm kiếm nhiều nhất trên thanh công cụ này.
Ví dụ việc chia sẻ về tác dụng phụ của sản phẩm chiếm, 16% tổng số bài đăng. Mụn trứng cá là một trong những tác dụng phụ được đề cập nhiều nhất, cùng với đó là tình trạng đau dạ dày (9%). Một người đã nói:“ Kể từ khi tôi bắt đầu sử dụng các chất bổ sung mới của mình, tôi đã có một số mụn khá nặng. Đây là lần đầu tiên nó xảy ra với tôi. Tôi không nghĩ nghĩ rằng dùng thuốc có thể gây ra những vấn đề này ”.
Trong khi đó, "chuyên gia dinh dưỡng" và "bác sĩ" nằm trong số ít các nguồn thông tin được đề cập, với tỷ lệ đề cập chỉ là 2%, có khả năng cung cấp thông tin về các vấn đề mà người dùng quan tâm.
Việc thực hiện các phương pháp tiếp cận mới đã cho phép chúng tôi thu thập và phân tích một lượng lớn dữ liệu trong thực tế sử dụng sản phẩm; phát hiện ra nhiều mối quan tâm của người dùng và mối quan tâm lớn nhất chính là những tác dụng phụ được đăng trên các cộng đồng trực tuyến và phương tiện truyền thông xã hội; nền tảng vốn thường được coi là không gian an toàn để thảo luận cởi mở.
Kết quả phân tích tâm lý cũng cho thấy một thái độ tích cực, mạnh mẽ đối của một nhóm người trong việc chia sẻ thông tin để mua bán, trao đổi và tư vấn sản phẩm trên mạng trực tuyến và phần lớn người dùng thực phẩm bổ sung coi các nguồn trực tuyến là đáng tin cậy,
Do đó, trong bối cảnh các bài đăng trên mạng xã hội không được kiểm duyệt và thường mang nặng yếu tố quảng cáo thì lời khuyên thường của huấn luyện viên, y tế và các chuyên gia, bác sỹ lại được đánh giá rất ca cho sản phẩm. Điều này cần được khuyến khích trên các kệnh mạng xã hội để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Hơn nữa, mặc dù người dùng có kinh nghiệm có thể nhận thức được những rủi ro liên quan đến việc sử dụng các chất bổ sung chế độ ăn uốngsong họ lại vô tình bộc lộ bản thân và chia sẻ những tác dụng sau khi dùng sản phẩm lên diễn đàn. Do đó, các hoạt động phòng ngừa và giáo dục cần được hướng dẫn để tránh việc mất thông tin cá nhân cho người dùng khi tham gia các trang mạng xã hội này.
Và hơn hết, về phía người tiêu dùng, cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, cơ sở sản xuất, kinh doanh những mặt hàng thực phẩm thể thao nói trên để kiểm chứng sản phẩm và những thông tin đưa ra. Đặc biệt, người tiêu dùng cần chọn lựa những mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để bảo đảm cho sức khỏe của chính mình.
N.Giang