Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Thúc đẩy kinh tế thể thao là góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc dân

Thúc đẩy kinh tế thể thao là góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc dân

Thúc đẩy kinh tế thể thao là góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc dân

Tác giả: Ngô Thịnh Hường/02 Tháng Mười Một 2021/Categories: Kiến thức thể thao, Thể thao văn hóa và dân tộc

Rate this article:
No rating
Kinh tế thể thao là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, là một lĩnh vực kinh doanh giống như mọi ngành kinh doanh trên thị trường; cung cấp hàng hóa, dịch vụ TDTT cho nhu cầu xã hội để thu hoặc không thu lợi nhuận. Kinh doanh các hoạt động TDTT là cơ sở của kinh tế thể thao và trong nền kinh tế thị trường hiện hữu với tư cách là một ngành công nghiệp được gọi là công nghiệp thể thao.
Ngành công nghiệp chuyên về hàng hoá thể thao bao gồm sản phẩm hàng hoá, trang thiết bị của các môn thể thao đỉnh cao cũng như các môn thể thao quần chúng. Trên hết, ngành công nghiệp hàng hoá thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các VĐV đỉnh cao khi họ tham gia thi đấu tại các giải đấu trong nước và quốc tế.
Trong 20 năm qua, toàn cầu hóa đã là một trọng tâm lớn của tất cả các loại hình kinh doanh, trong đó có ngành công nghiệp hàng hoá thể thao. Gần đây, Tổ chức sản phẩm hàng hóa thể thao thế giới đã báo cáo doanh số bán hàng thể thao trên toàn thế giới vượt quá 250 tỷ đô-la Hoa Kỳ, trong đó thị trường hàng hoá thể thao Hoa Kỳ chiếm khoảng 45%. Các công ty sản xuất hàng hoá thể thao luôn tìm mọi cách để duy trì mức độ tăng trưởng cao hơn bằng cách tăng cường tiếp thị ở các khu vực khác của thế giới, đáng chú ý nhất là Châu Âu và Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc. Một số chuyên gia ngành công nghiệp hàng hoá thể thao tin rằng doanh số bán hàng thể thao ở Trung Quốc sẽ vượt qua thị trường Hoa Kỳ.
Từ góc độ lịch sử, cách đây 30 năm, các sản phẩm hàng hóa Bóng đá và Điền kinh là chiếm ưu thế trên toàn thế giới. Hãng Adidas và Puma là các công ty chi phối việc phục vụ các thị trường này, giày dép và may mặc là những sản phẩm quan trọng nhất, các công ty Hoa Kỳ, chi phối doanh số bán hàng của tất cả các loại hàng hoá thể thao, chủ yếu vì sự tham gia của hầu hết các môn thể thao khác đều đã được tập trung tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên đến nay mọi thứ đã thay đổi. Các sản phẩm hàng hoá thể thao được mở rộng sang nhiều môn thể thao như: Bóng đá, Bóng chày, Golf và Điền kinh và nhiều hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời, chẳng hạn như đi bộ đường dài và thể thao dưới nước, câu cá. Đồng thời, Hoa Kỳ không còn lại thị trường lớn nhất nữa, trong hai năm qua, doanh số bán hàng của các công ty như Nike và Adidas/ Reebok có sự phát triển nhanh trong thị trường nước ngoài hơn là ở Hoa Kỳ.
Theo dự đoán của các chuyên gia trong ngành công nghiệp hàng hoá thể thao, trong vòng 25 năm hoặc ít hơn, Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh thị trường và trở thành là thị trường lớn nhất thế giới.
Ở Việt Nam, kinh tế thể thao còn có dư địa phát triển nhưng chưa khai thác hết như: Thị trường bán vé và thu từ các dịch vụ tổ chức TDTT; thị trường bản quyền truyền hình thể thao. Ngoài ra, còn có thị trường quảng cáo tài trợ và thị trường dịch vụ (trong đó có cá cược thể thao), trong đó thị trường ngành công nghiệp hàng hoá thể thao vẫn rất màu mỡ.
Các quốc gia đã làm gì để phát triển ngành công nghiệp hàng hoá thể thao của họ? Các nghiên cứu cho thấy ngành bán lẻ sản phẩm phục vụ thể thao là một phân khúc thị trường riêng của ngành công nghiệp bán lẻ. Nó thường liên quan đến việc bán lẻ các thiết bị, dụng cụ, trang phục, giày và các phụ kiện thể thao (như là kính râm, đồng hồ, băng quấn đầu, …).
Các nhà bán lẻ sản phẩm phục vụ thể thao có thể là các hãng bán lẻ đa thương hiệu hoặc đơn thương hiệu, họ có thể bán các sản phẩm phục vụ một môn thể thao nhất định hoặc cung cấp cho nhiều môn thể thao khác nhau.
Ví dụ, Reebok bán sản phẩm cho nhiều môn thể thao bao gồm Bóng đá, Bóng bầu dục và Quần vợt trong khi hãng Nordica (Italy) tập trung vào giày dép, các thiết bị và phụ kiện đi kèm (áo jacket, găng tay, tất…) cho riêng môn Trượt tuyết. Họ cũng có thể cung cấp cho riêng một nhóm khách hàng (như môn Đua ôtô) hoặc cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau (như môn Tennis).
Những người tiêu dùng sản phẩm phục vụ thể thao có thể là nhóm khách đặt hàng với số lượng lớn như Chính phủ, các Liên đoàn, trường học và học viện hoặc các khách hàng cá nhân. Sản phẩm phục vụ thể thao cũng có thể được dùng như đồ mặc hàng ngày hoặc là dòng sản phẩm mang phong cách thể thao (ví dụ như áo phông của Reebok).
Các nhà bán lẻ thường quyết định phương thức riêng để ghi dấu ấn sản phẩm của mình trên thị trường. Ví dụ, công ty của Đức với tên gọi Puma AG Rudolf Dassler Sport (thương hiệu Puma) ấn định vị trí là một công ty chuyên cung cấp đồ dùng thể thao và trang phục mang phong cách thể thao như giày dép, trang phục và thiết bị thể thao cho một lượng lớn môn thể thao bao gồm các môn Điền kinh, Bóng đá, Golf, Đua thuyền và Môtô thể thao.
Các hợp đồng với Chính phủ, các Liên đoàn, và các khách hàng lớn như các CLB và học viện, cũng như các khách hàng cá nhân sẽ điều khiển xu hướng của thị trường bán lẻ đồ thể thao tại bất cứ quốc gia nào. Thị trường bán lẻ cũng chịu ảnh hưởng bởi mức độ tham gia thể thao, lòng đam mê cho một môn thể thao nhất định, mức độ tiện dụng của hạ tầng cơ sở, địa thế và khí hậu của một quốc gia.
Tại nhiều nước, Chính phủ giám sát chặt chẽ khu vực kinh doanh phục vụ thể thao và đóng một vai trò chủ chốt trong sự phát triển của nó. Có điều này là bởi sự phát triển của khu vực kinh doanh phục vụ thể thao gắn chặt với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và sự tiến bộ của sức khỏe cộng đồng. Nó mang các nhóm dân cư xích lại gần nhau và làm giảm đi sự chênh lệch vùng miền. Nó cũng giúp các quốc gia giữ vững hòa bình thế giới và thúc đấy mối quan hệ thân mật thông qua các sự kiện thể thao quốc tế. Nó có thể tạo hiệu quả tích cực lâu dài trong sự phát triển của các nước nghèo thông qua nhiều mối liên kết như sự tăng trưởng của ngành du lịch.
Các chính sách của Chính phủ có thể làm tăng mức độ tham gia thể thao, ý thức thể thao và sự tiện dụng của hạ tầng cơ sở cũng như các trang thiết bị huấn luyện. Ở những đất nước như Trung Quốc, Úc và Ấn Độ, Chính phủ chịu trách nhiệm phát triển hạ tầng cơ sở cho thể thao. Tại Trung Quốc và Úc, thể thao được thúc đẩy bởi các chính sách có lợi của Chính phủ.
Ví dụ như tại Trung Quốc, Chính phủ thông qua “Bộ luật Sức khỏe Thể chất của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” vào năm 1995, mục tiêu là xây dựng một hệ thống dịch vụ thể thao và xây dựng sức khỏe cho cả cộng đồng. Trước những năm 1990, ngành thể thao tại Trung Quốc hoàn toàn được Chính phủ rót vốn nhưng hiện nay nó đã được cổ phần hóa. Điều này giúp chuyên nghiệp hoá các môn thể thao và phát triển môi trường thể thao.
Tại Úc, sự tập trung phát triển thể thao của Chính phủ bắt đầu sau màn trình diễn nghèo nàn của Úc tại Thế vận hội Montreal năm 1976. Chính phủ đã thông qua một chính sách cho phép ‘Sử dụng thể thao để xây dựng cộng đồng khỏe mạnh và năng động’ và thực hiện rất nhiều chương trình nghiên cứu. Bất chấp những cản trở về chính trị, một cơ quan chính phủ với tên gọi Học viện Thể thao Úc (AIS) được thành lập năm 1981 nhằm tập trung phát triển hạ tầng cơ sở để tạo điều kiện phát triển và huấn luyện những người ham mê thể thao Úc. Năm 1989, Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban Thể thao Úc (ASC) và kết hợp nó với Học viện Thể thao Úc để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Ủy ban Thể thao Úc là một trong những học viện năng động nhất trên thế giới trong việc xúc tiến thể thao tại cấp cơ sở và trong tập huấn cũng như phát triển trình độ của những người dân ham mê thể thao.
Hầu hết các quốc gia đều có các Hiệp hội hoặc Liên đoàn thể thao chịu trách nhiệm xúc tiến và phát triển các hoạt động thể thao khác nhau. Những Liên đoàn này gắn kết chặt chẽ với Chính phủ trong mọi hoạt động để thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng cơ sở, công tác tổ chức, điều kiện tập luyện, việc quản lý và tham gia của các tín đồ thể thao trong mọi sự kiện quốc tế. Họ đồng thời chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn cung trang thiết bị thể thao. Các Liên đoàn thuộc các nước khác nhau cũng liên hệ mật thiết với các Liên đoàn cấp quốc tế của môn thể thao mà mình quản lý.
Cùng với sự tư nhân hóa và thương mại hóa trong thể thao, các câu lạc bộ thể thao, các học viện, các đội tuyển,… nay đã thuộc sở hữu của khu vực kinh tế tư nhân. Họ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy, đào tạo và tiếp thị hoạt động thể thao. Họ cũng đồng thời đóng góp vào sự phát triển của hạ tầng cơ sở cho thể thao cũng như đóng một vai trò cốt yếu trong việc lựa chọn nguồn cung trang thiết bị thể thao.
Niềm đam mê, mức độ tham gia và mức độ tình nguyện chi trả của người dân dành cho các hoạt động thể thao có ảnh hưởng lớn đến thị trường bán lẻ trang thiết bị thể thao. Tại mỗi đất nước lại có những môn thể thao chiếm ưu thế vượt trội. Số lượng người hâm mộ khổng lồ của những môn thể thao này đã điều chỉnh xu hướng thị trường cung cấp các sản phẩm và phụ kiện thể thao.
Tình trạng phát triển của ngành bán lẻ sản phẩm phục vụ thể thao có liên hệ mật thiết với trạng thái và sự xúc tiến thể thao tại từng quốc gia riêng biệt. Không phải tất cả các môn thể thao đều được hưởng sự quan tâm và lợi ích từ việc quảng cáo. Thí dụ như tại Ấn Độ, môn Cricket nhận được khoản lợi từ quảng cáo lớn hơn nhiều lần so với môn Bơi lội.
Khả năng tạo lập cơ sở hạ tầng của các môn thể thao cũng ảnh hưởng tới mức độ tham gia. Nếu như bể bơi nước nóng trong nhà sẵn sàng, Bơi lội sẽ trở thành hoạt động thể thao theo mùa. Địa hình của một đất nước cũng ảnh hưởng đến sự tham gia thể thao. Ví dụ, tại Thụy Sĩ và miền bắc Italy, người ta thường tham gia môn Trượt tuyết trong khi tại miền nam Italia, các môn thể thao dưới nước lại rất phổ biến.
Một công ty đồ thể thao (có thể là một công ty bán lẻ, một thương hiệu hoặc nhà sản xuất) muốn xâm nhập thị trường toàn cầu cần phải tìm hiểu thị trường và định hướng lại các sản phẩm cũng như chiến lược của mình để cải tổ sản phẩm sao cho phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Ví dụ, các thương hiệu lớn như Reebok hay Nike đã chỉnh sửa chiến lược toàn cầu của mình tại Ấn Độ bằng cách tài trợ cho môn Cricket và bán lẻ các trang thiết bị và phụ kiện cho môn này. Họ cũng phải hợp tác chặt chẽ với chính phủ Ấn Độ và các Liên đoàn để giành được các hợp đồng thu mua hàng hóa, quyền tài trợ các sự kiện thể thao,…
Họ giữ liên lạc với các Liên đoàn quốc tế để thương hiệu được nhận diện và dễ bề vươn xa trên thị trường thế giới. Trong một quốc gia, họ hợp tác với các liên đoàn trong nước (vốn tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế) để sản phẩm cũng như thương hiệu của họ được chấp nhận. Họ đồng thời làm việc chặt chẽ với các tín đồ thể thao cũng như các câu lạc bộ thể thao tư nhân cũng như các Hiệp hội để phổ biến và tiếp thị sản phẩm của mình. Ngoài ra, còn một nguồn khách hàng khá đặc thù là thế hệ trẻ. Do đó, các nhà bán lẻ có thể phải tìm đến với khách hàng thông qua các trường phổ thông, đại học,…
N. Giang
Print

Số lượt xem (600)/Bình luận (0)

Tags:
Ngô Thịnh Hường

Ngô Thịnh Hường

Other posts by Ngô Thịnh Hường

Comments are only visible to subscribers.