Trong số “những cây cầu” nối liền nền kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, thương mại quốc tế luôn được xem là “cây cầu lớn nhất”. Thương mại quốc tế là bộ phận xuất hiện sớm nhất và chủ yếu nhất của quan hệ kinh tế quốc tế.
Ban đầu, thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa hẹp, là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa hữu hình giữa các nước nhằm mục đích mang lại lợi ích mà hoạt động buôn bán, trao đổi trong nước không có hoặc không bằng. Cùng với sự phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong những thập kỉ gần đây, thương mại quốc tế ngày càng được coi trọng và được hiểu theo nghĩa rộng hơn, không chỉ là buôn bán hàng hóa hữu hình mà còn bao gồm cả các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa vô hình, dịch vụ hay đầu tư vì mục đích sinh lợi...
Có nhiều cách tiếp cận về các loại hình thương mại quốc tế. Trước đây, khi nói về thương mại quốc tế, dưới góc độ quốc gia, người ta thường phân thành hai luồng hàng hóa: xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại hiện đại, xuất hiện những hình thức thương mại quốc tế mới như: xuất khẩu tại chỗ, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập...; đặc biệt còn xuất hiện thương mại về dịch vụ.
Về lĩnh vực thể dục thể thao, thương mại quốc tế chưa được nghiên cứu nhiều. Nếu có thường thể hiện trong những phân loại SITC chi tiết nhất, vì dữ liệu này không có hoặc không được công bố ở các quốc gia đang phát triển.
Tuy nhiên, qua phân tích tổng hợp tài liệu trong nước và quốc tế, tác giả thấy, thương mại quốc tế về thể thao diễn ra rất sôi động và không kém phần khốc liệt.
Sự tập trung của thương mại toàn cầu trong các mặt hàng thể thao dựa theo các khu vực cho thấy xu thế các quốc gia phát triển (NAFTA và EU) trong việc cùng đẩy mạnh hoạt động thương mại với nhau. Khoảng 2/3 hoạt động thương mại mặt hàng thể thao của NAFTA diễn ra với các quốc gia khác thuộc NAFTA và EU; gần 2/3 hoạt động thương mại các mặt hàng thể thao của EU diễn ra với các quốc gia khác của EU và NAFTA. Vì thế, hoạt động thương mại này cho thấy sự tập trung trao đổi dựa theo khu vực địa lý ở các quốc gia phát triển, tương tự như hầu hết các sản phẩm khác, với 2/3 hoạt động trao đổi giữa các quốc gia phương bắc.
Sự xuất hiện của kinh tế học quốc tế mới có mục đích giải thích hoạt động thương mại đó. Quan điểm này cũng được áp dụng mở rộng sang 10 quốc gia châu Á vì một số quốc gia đã phát triển (Nhật Bản) hay quốc gia công nghiệp mới. Tuy nhiên, hoạt động thương mại giữa NAFTA và EU về các mặt hàng thể thao chung đã giảm từ năm 1974 đến năm 1994, bởi vì hoạt động thương mại nội vùng giữa các quốc gia châu Á tăng vọt.
Năm 1994, hoạt động thương mại nội vùng chiếm 50% tổng hoạt động thương mại các mặt hàng thể thao ở châu Á (50.2% ở EU và 57.4% ở NAFTA). Tỉ lệ hoạt động thương mại nội vùng các mặt hàng thể thao không thay đổi nhiều ở EU, trong khi ở NAFTA có tăng. Năm 1994, 69.1% hoạt động thương mại các mặt hàng thể thao của Canada và 82.8% của Mexico diễn ra với các quốc gia NAFTA (với Hoa Kỳ chỉ là 19.6%); mặt khác 52.8% hoạt động thương mại các mặt hàng thể thao của Italia, 41.8% của Vương quốc Anh, 40.8% của Đức và 35.2% của Pháp diễn ra với các quốc gia EU.
Vì thế, xu thế thứ 2 chính là ‘vùng hóa’ các hoạt động thương mại mặt hàng thể thao dựa theo các khối. Thực tế cho thấy các quốc gia phát triển chỉ nhập khẩu đơn thuần chứ không phải là xuất khẩu đơn thuần các mặt hàng thể thao, một phần lý do là bởi việc phân bổ lại lĩnh vực mặt hàng thể thao tại một số quốc gia đang phát triển.
Tất cả các quốc gia NAFTA đều chỉ nhập nhẩu trong giai đoạn 1974-1994, trong khi 5 trong số 15 quốc gia EU chỉ xuất khẩu, thành công nhất là Áo – 1 trong những quốc gia xuất khẩu nhiều nhất các mặt hàng thể thao mùa đông -, cùng với Thụy Sĩ.
Mặt khác, Bỉ, Thụy Điển, và Vương quốc Anh chỉ xuất khẩu năm 1974 nhưng sau đó không duy trì được trạng thái ấy nữa. Phần Lan, Pháp, Ai-len, và Italia vẫn chỉ nhập khẩu năm 1994. Trong nội nhóm NAFTA, Hoa Kỳ rất chú trọng và tăng được vị trí trên BXH nhập khẩu, trong khi Canada và Mexico không còn nhập khẩu đơn thuần như trước nữa.
Tất cả các quốc gia châu Á đều nhập khẩu đơn thuần, trừ Nhật Bản, Malaysia và Singapore, trong đó có cả các nước không nằm trong công trình nghiên cứu như Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka, Việt Nam. Các quốc gia thuộc nhóm Maghreb (Ma-rốc, Tuy-ni-di) cũng chỉ xuất khẩu đơn thuần, bởi vì họ là khu vực ưu tiên của hoạt động thương mại ở nước ngoài trong ngành may mặc và đồ da giầy. Đây là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm.
Các mặt hàng thể thao có giá trị đơn vị cao thường đạt yêu cầu cho các môn thể thao chuyên môn như: đua thuyền, thể thao mùa đông, lướt sóng, đua motor hay Golf. Chúng ta gọi những mặt hàng này là ‘thiết bị chuyên sâu’. Những mặt hàng thể thao giá trị đơn vị thấp có ít yêu cầu chuyên môn hơn và có thể được sử dụng ở nhiều môn thể thao khác nhau (thể dục dụng cụ, đi bộ, thể hình, tập thể lực, thể thao đồng đội, điền kinh) hoặc thậm chí dùng trong cuộc sống bình thường không liên quan tới thể thao (quần áo thể thao, quần áo ấm, giầy thể thao). Chúng ta liệt các mặt hàng này là mặt hàng thể thao “thông thường”.
Chuyên môn hóa quốc tế trong thương mại các mặt hàng thể thao được nghiên cứu rất kỹ ở Pháp.
Pháp là nước chuyên môn xuất khẩu các mặt hàng thể thao ‘chuyên sâu’ như thuyền đua, thuyền buồm, ván trượt tuyết và phụ kiện, giầy trượt tuyết. Pháp cũng củng cố vị trí của quốc gia nhập khẩu thuần túy các mặt hàng thể dục dụng cụ và các trang thiết bị môn thể thao khác và trang thiết bị Golf. Mặc khác, ít nhất kể từ năm 1981, Pháp là nước nhập khẩu thuần túy các mặt hàng ‘thông thường’ như giầy trượt băng, giầy thể thao, ngoài ra còn chuyển từ trạng thái xuất khẩu thuần túy sang nhập khẩu thuần túy quần áo bơi (cũng như các đồ thể thao khác, không có trong bảng).
Từ đó có thể đưa ra một kết luận (lấy Pháp làm đại diện) rằng: các quốc gia phát triển có xu hướng xuất khẩu thuần túy các mặt hàng thể thao có giá trị bổ sung cao và các mặt hàng ‘thể thao chuyên sâu’, và cũng nhập khẩu các mặt hàng thể thao ‘thông thường’. Vấn đề bây giờ là: nhập từ đâu? Kết luận thứ 2 dựa trên Bảng 3: hoạt động thương mại của Pháp liên quan tới các mặt hàng thể thao cho thấy sự chuyên môn hóa liên sản phẩm, đặc biệt là mặt hàng ‘thông thường’ như giầy thể thao và giầy trượt băng.
Tuy nhiên, về các mặt hàng ‘thiết bị chuyên sâu’ những năm gần đây, người ta lại thấy hoạt động thương mại liên sản phẩm là giầy trượt tuyết và thiết bị Golf; dù Pháp là quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu đơn thuần các sản phẩm này, thì họ cũng nhập khẩu số lượng lớn các mặt hàng từ các quốc gia phát triển khác (vì các quốc gia phát triển gần như không thể sản xuất được giầy trượt tuyết và thiết bị Golf).
Đối mặt với cuộc cạnh tranh từ các quốc gia đang phát triển và các quốc gia công nghiệp hóa mới – những nơi giá thành lao động thấp hơn trong quá trình sản xuất các mặt hàng thể thao ‘đơn thuần’, các công ty Bắc Hoa Kỳ và châu Âu đã bắt đầu tái phân bổ sản xuất ở các quốc gia thuộc thế giới thứ 3, Đông và Nam Âu. Với một công ty Hoa Kỳ hoặc châu Âu, việc này là rất cần thiết. Chiến lược đầu tiên, được Nike và Reebok áp dụng, là 1 trong những hoạt động chia hợp đồng với các nhà sản xuất địa phương và giao nhận nguyên vật liệu cũng như sản phẩm dựa trên ích lợi của các quy định thương mại về chế biến sản phẩm ở nước ngoài.
Đôi khi chiến lược này đi xa tới mức Nike trở thành tập đoàn không có bất kỳ cơ sở sản xuất nào tại Hoa Kỳ. Chiến lược thứ hai là đầu tư trực tiếp nước ngoài - ở đó họ thành lập những chi nhánh công ty tại các quốc gia có chi phí lao động thấp.
Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra quá trình toàn cầu hoá trong lĩnh vực mặt hàng thể thao cả về thương mại và sản xuất. Chẳng hạn năm 1998, 41% doanh thu toàn cầu của Nike diễn ra ở bên ngoài lãnh thổ nước Hoa Kỳ, trong khi 45% doanh thu toàn cầu của Adidas diễn ra ngoài châu Âu (theo Bourg & Gouguet, 2001). Lao động trẻ em trong tái phân bổ khu vực sản xuất các mặt hàng thể thao.
Quá trình tái phân bổ sản xuất ở các quốc gia có chi phí sản xuất rẻ không phải không có khó khăn với các tập đoàn xuyên quốc gia. Vấn đề nan giải nhất là lao động trẻ em ở các nhà máy sản xuất các mặt hàng thể thao ‘đơn thuần’, dù đó là chi nhánh ở nước ngoài của tập đoàn hoặc tại nhà máy của công ty địa phương thực hiện hợp đồng phụ. Nike là ví dụ điển hình. Ở Indonesia, 160,000 công nhân tham gia các hoạt động sản xuất giầy thể thao cho thương hiệu Nike nổi tiếng.
Adidas, Nike, Reebok tài trợ cho một số sự kiện thể thao quốc tế, các đội tuyển quốc gia và các VĐV nổi tiếng (chi phí quảng cáo và truyền thông chiếm tới 13% doanh thu của Adidas). Chi phí tài trợ thể thao toàn cầu năm 1998 ước đạt 15 triệu euro.
Ngô Giang