Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Một số trò chơi dân gian trong ngày tết người Hà Nhì đen ở Lào Cai phần 2

Một số trò chơi dân gian trong ngày tết người Hà Nhì đen ở Lào Cai  phần 2

Một số trò chơi dân gian trong ngày tết người Hà Nhì đen ở Lào Cai phần 2

Mỗi khi tết đến xuân về nơi những cư dân người Hà Nhì đen sống dưới chân rừng già nguyên sinh Ý Tý lại nô nức đón xuân vui tết bằng những lời ca tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của dân tộc vùng cao. Đặc biệt trò chơi dân gian diễn ra trong dịp lễ tết được đông đảo mọi tầng lớp, lứa tuổi tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình tạo thành nét sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc.

Tác giả: Nguyễn Tất Duy Thành/26 Tháng Năm 2014/Categories: Kiến thức thể thao, Thể thao văn hóa và dân tộc

Rate this article:
No rating
2. Đu dây “Agừ”

Đu dây “A gừ” là trò chơi mang tính nghi lễ, được tổ chức sau lễ cấm bản và cúng rừng tháng giêng; thầy cúng và các gia đình cùng nhau làm dây và cột đu để cho các thành viên, con cháu trong làng được dịp vui chơi ngày tết.

Dây đu là loại dây có vỏ màu đỏ, đường kính 4-5 cm, có độ dai và bền sử dụng được vài tháng. Người làm dây đu phải là ông thầy cúng chính của làng. Dây đu được buộc vào hai cây cột trụ có khoảng cách một sải tay, cao khoảng 2,5 m. Để tránh cho sự cọt sát giữa dây và thân cây trụ, khi buộc thầy cúng đệm lót rơm chỗ tiếp xúc. Khi dựng dây đu xong, thầy cúng làm phép lấy lá cây ở khu rừng cúng “Gạ ma gio” rồi cho lá cây này đu trước với ý nghĩa đưa các thần rừng tham gia vui chơi trước, sau đó đến thầy cúng đu mới đến các thành viên khác.

Du dây có 2 cách chơi: Chơi đơn một người; chơi kép 2 người (nam - nữ)

Khi chơi một người: thân người đứng thẳng lấy đà kéo dây đu về phía mình bước hai chân đứng lên bàn đạp, dùng sức nhún hai chân đẩy người lên khỏi đu sẽ bay cao, khi lên cao cũng làm ngược lại. Muốn cho cao hơn vẫn tiếp tục nhún lấy đà, chú ý phải nhún đều đều, cứ thế khi nào không muốn chơi nữa tự hãm người lại bằng cách đứng thẳng người tự khắc đu sẽ chậm lại, đến lượt người tiếp theo.

Khi chơi hai người (nam - nữ): cả hai người chơi đều bước lên bàn đạp đối mặt vào nhau, dùng sức nhún hai chân. Cả hai người cùng tạo ra một hợp lực đẩy đu lên cao, đu càng cao tiếng reo hò cổ vũ càng mạnh mẽ. Sau khi không muốn chơi nữa cả hai người cũng đứng thẳng lại đu từ từ dừng lại và bước xuống. Đu dây thường phải có đôi hoặc là đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ, họ tự thi giữa các đôi xem đôi nào đu dây lên thật cao và thật nhanh thì đôi đó thắng cuộc. Khi đu hai người đứng ở bàn đạp quay mặt vào nhau, người nhún lên xuống để lấy đà cho dây đu đi thật xa, đòi hỏi người chơi phải hiểu ý nhau; khi muốn lấy thêm đà, người đẩy khỏi bàn đạp dây đu gần đến vị trí giáp đất đưa một chân xuống đẩy đồng thời kết hợp với động tác nhún và cách nhún kéo đà của người đối diện. Trong lúc đu họ cùng nhau nhún xuống bàn đạp đẩy người lên cao, lúc bên nam lên trên, lúc bên nữ lên trên tạo thành cảnh tình tứ thân mật. Những đôi đu giỏi nhận được sự tán thưởng của đông đảo người xem bằng tiếng vỗ tay và tiếng hò reo. Thực chất cuộc chơi đu dây là để người ta tìm bạn, các chàng trai cô gái ở tuổi cập kê tìm chọn bạn cho mình để cùng nhau vui chơi. Sau cuộc đu dây nhiều đôi đã nên duyên vợ chồng.

 

 Theo VHTTDL

Print

Số lượt xem (1601)/Bình luận (0)

Nguyễn Tất Duy Thành

Nguyễn Tất Duy Thành

Comments are only visible to subscribers.