1. Bia ướp chung với thịt
Theo một nghiên cứu mới đây trên Tạp chí Hóa chất và Nông nghiệp Thực phẩm, việc nướng thịt được tẩm bia sẽ giúp làm giảm chức năng của các hợp chất gây ung thư có trong thịt, gọi tắt là PAH. Hợp chất PAH thường tập trung nhiều ở các loại thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao như thịt hun khói và thịt nướng, mà theo các nghiên cứu cho thấy có tỷ lệ gây ung thư đại trực tràng rất cao. Việc nấu chung thịt với bia hay rượu vang sẽ làm giảm mức độ PAH có trong thịt.
2. Ớt tươi
Theo một nghiên cứu trong năm 2013, mỗi tuần ăn ớt tươi từ hai đến bốn lần hoặc nhiều hơn có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Chất nicotine có trong thuốc lá, được chiết xuất từ một loài cây có cùng họ với ớt, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Nó khác với khói thuốc độc hại ở chỗ nicotine ăn được có vẻ như sẽ cản trở việc phát triển của căn bệnh này mà không gây hại đến cơ thể. Có một điểm rất đáng lưu ý, đó là việc giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson nhờ ăn ớt tươi phần lớn chỉ xảy ra ở những người chưa bao giờ hút thuốc lá, hoặc chỉ hút trong một thời gian ngắn.
3. Ớt bột
Các nhà khoa học tại Đại học Maastricht, Hà Lan cho biết, việc rắc thêm ớt bột vào thức ăn sẽ giúp chúng ta kiềm chế được tốc độ ăn uống và tránh được việc ăn quá no vì nó có vị cay.
4. Nước ép dưa hấu
Theo một nghiên cứu mới đây trên Tạp chí Hóa chất và Nông nghiệp Thực phẩm, uống nước ép dưa hấu trước một tiếng đồng hồ có thể làm giảm đau nhức sau khi luyện tập thể chất. Trong dưa hấu có chứa một loại axit amin có tên là L-citrulline, giúp tăng cường lưu thông máu, tiếp thêm oxy cho các cơ bắp khiến chúng hồi phục nhanh hơn. Đối với các bài tập nặng, cần uống hơn hai cốc nước ép dưa hấu trước khi luyện tập.
5. Các loại hạt
Những người thường xuyên ăn nhiều loại hạt có thể tránh được nguy cơ mắc cái loại bệnh như tim mạch, tiểu đường, ung thư và các nguy cơ làm giảm tuổi thọ. Cụ thể là những người ăn hạt hàng ngày giảm được 29% nguy cơ mắc bệnh tim, 20% tiểu đường hoặc bệnh về phổi. Những người ghiền hạt thậm chí còn tránh được nguy cơ giảm tuổi thọ mặc dù họ không ăn rau quả hay thừa cân. Những người ăn hạt thường có vóc dáng thon thả hơn những người không ăn. Nghiên cứu cho thấy nhiều loại hạt chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe, các chất chống oxy hóa và nhiều khoáng chất khác, những chất này có khả năng làm giảm lượng cholesterol, giảm huyết ám và chống viêm.
6. Nấm đông cô
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Texas, Houston cho biết một loại hợp chất có trong nấm đông cô có khả năng chữa các loại bệnh lây qua đường tình dục cũng như làm chậm sự phát triển của các khối u bướu. Ngoài ra nấm đông cô còn cung cấp thêm chất sơ và vitamn B6, đem lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
7. Dầu hạt cải
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết dầu ăn chiết xuất từ cây hoa cải có khả năng làm giảm mỡ bụng và giảm nguy cơ mắc hội chứng trao đổi chất. Đây là một hội chứng thường xảy ra ở những người béo phì, xuất hiện các tình trạng như huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, thừa mỡ bụng, nồng độ cholesterol không đạt tiêu chuẩn, dễ gây ra các bệnh như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường. Trong dầu hạt cải có chứa lượng axit olic giúp đốt cháy mỡ thừa. Tuy nhiên, nên sử dụng hạn chế loại thực phẩm này để tránh hấp thụ quá nhiều calo. Mỗi ngày chỉ cần 40 gram, tương đương với 2.000 calo là vừa tốt cho tim mạch.
8. Socola đen
Theo một nghiên cứu tại Đại học L'Aquila, nước Ý, ăn socola đen 20 phút trước và 5 phút sau khi ăn trưa và ăn tối có 50% khả năng cắt được cơn thèm ăn. Ngoài ra, mỗi ngày ăn một miếng socola đen trong vòng 15 ngày liên tục sẽ giảm 50% nguy cơ bị đề kháng insulin (tức là tình trạng insulin bị giảm mất hiệu quả tác dụng kiểm soát đường máu so với bình thường.) Socola đen có chứa các loại chất béo có lợi cho cơ thể, làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, giảm nguy cơ rối loạn trao đổi chất do sự căng thẳng gây ra. Ngoài ra, vị đắng trong socola còn giúp kiềm chế cơn thèm ăn. Tuy nhiên, mỗi lần chỉ nên ăn một miếng bằng đầu ngón tay cái thì hiệu quả của socola đen mới phát huy tác dụng.