A-ti-sô: giúp điều trị rối loạn gan, kích thích chức năng mật. Vì mật giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, cho nên việc có một túi mật hoạt động tốt sẽ giúp cơ thể lọc sạch những chất gây viêm nhiễm tiềm ẩn có trong thức ăn chứa nhiều chất béo.
Bơ: cung cấp các loại axit béo không bão hòa và chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch, ngăn chặn việc hấp thụ chất béo vào ruột và giúp gan hoạt động tốt.
Củ cải đường: nằm trong số ít những loại rau củ có chứa betalain, một loại sắc tố thực vật khiến cho củ cải đường có màu đỏ đậm, giúp chống viêm nhiễm và có tính chất diệt nấm. Betalain thúc đẩy cấu trúc tế bào, phục hồi và cải tạo các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là gan, trung tâm giải độc chính yếu của cơ thể.
Bông cải xanh: là một trong những loại rau củ có chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ ung thư. Một số loại cải khác cũng có chức năng tương tự đó là cải bắp, cải hoa, cải Brussel và cải xoăn.
Cải lá: giúp tăng liên kết axit trong túi mật và ổn định nồng độ cholesterol.
Bồ công anh: rễ cây giúp lợi tiểu và tăng lượng nước tiểu.
Thì là: chứa nhiều vitamin và các chất chống viêm.
Trà xanh: giàu chất chống oxy hóa hơn các loại trà không màu, màu đen hay trà Ô long. Chất caffeine trong trà xanh còn giúp lợi tiểu.
Chanh: giống như các loại trái cây thuộc họ cam chanh khác, giàu vitamin C.
Cúc gai/ké sữa: tăng cường giải độc gan.
Hành và tỏi: là các loại thực phẩm chứa vị hăng, có chức năng chống vi khuẩn và tăng cường khả năng miễn dịch.
Các loại rau xanh: đều giúp giải độc gan. Ngoài ra rau xanh còn chứa nhiều chất xơ, giúp ruột khỏe mạnh.
Mầm lúa mạch: chứa nhiều vitamin và khoáng chất nếu được chế biến ở dạng bột hay nước ép. Với hàm lượng calo thấp, mầm lúa mạch không những đem lại sự ngon miệng mà còn là một loại thực phẩm giúp giải độc cơ thể.
Sữa chua: có chứa các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, giúp tiêu hóa và tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể.