Mục đích tác dụng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân
- Nguyên lý kỹ thuật động tác
- Phương pháp giảng dạy
- Hệ thống bài tập
Nguyên lý kỹ thuật động tác
Phân biệt điểm giống và khác giữa kỹ thuật đá bóng bằng long bàn chân và mu trong bàn chân
Giống nhau: cùng có các giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng và tiếp xúc bóng.
Khác nhau: chạy đà chếch 450; đá bóng sử dụng mu trong, sử dụng khớp gối và đùi nên đá được xa hơn
Trong thi đấu kỹ thuật này thường được sử dụng chuyề bóng ở cự ly xa và trung bình nhất là được thực hiện để sút phạt trực tiếp vao cầu môn đối phương.
Nguyên lý kỹ thuật:
Đá bóng nằm tại chỗ
- Do đặc điểm khi tiếp xúc giữa bàn chân (bằng mu trong) và bóng nên cách chạy đà của kiểu đá này phải chếch với hướng đá bóng đi khoảng 450.
Khi chạy tốc độ phải tăng dần, độ dài bước chạy ngắn, tần số cao để dễ điều chỉnh ở bước cuối cùng trước khi đặt chân trụ.
- Động tác lăng chân về trước bắt đầu bằng việc lấy khớp hông làm trụ, dùng đùi vung cẳng chân từ sau ra trước.
- Tiếp xúc với bóng là cạnh trong bàn chân, tính từ ngón chân cái tới phía trong mắt cá chân
- Sau khi bóng rời chân thì tiếp tục lăng chân về phía trước, theo quán tính bước về trước 1 vài bước để giảm tốc độ của cơ thể và 2 tay dang rộng tự nhiên để giữ thăng bằng và trở lại hoạt động bình thường.
Đá bóng lăn sệt
- Căn cứ vào hướng bóng lăn, phán đoán tốc độ rồi nhanh chóng chọn vị trí thích hợp, đảm bảo đúng điểm đặt chân trụ, và thời điểm tiếp xúc bóng để đá bóng đi theo đúng hướng dự định.
- Khi đá các loại bóng đang lăn sệt thì mũi bàn chân trụ luôn phải thẳng hướng với hướng đá bóng đi, đầu gối hơi khụyu thấp, thân người nghiêng về trước một bên với bóng
Phương pháp :
- Tiến hành tổ chức hướng dẫn tập luyện: theo một trình tự từ chậm đến nhanh, dễ đến khó:
• Tập mô phỏng không bóng giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ theo hình vẽ trên sân.
• Tập mô phỏng trên bóng• Tập đá bóng chết vào các điểm cố định trên tường
• Tập hai người hoặc nhiều người, đặt bóng chết đá chuyền cho nhau, rồi di chuyển đá bóng lăn sệt với các tính năng khác nhau.
• Tập sút cầu môn từ các cự ly khác nhau.
Những sai lầm thường mắc
Chạy đà gò bó, động tác không được tự nhiên, không có tính nhịp điệu.
Chân trụ đặt quá xa hoặc quá gần bóng và mũi bàn chân trụ không thẳng hướng với hướng bóng đi.
Gối chân trụ không khụyu và trọng tâm không dồn vào chân trụ.
Mu bàn chân không duỗi hết và tiếp xúc lệch tâm bóng vì vậy bóng đi xoáy không đúng mục tiêu.
Cổ chân không chắc nên khi tiếp xúc bóng thường bị lật, lại sang lòng
bàn chân.
Khi đá,mũi bàn chân không chúc xuống mặt phẳng của dất một góc nhọn và điểm tiếp xúc bóng không đúng phần mu trong.
Thân trên ngã ra sau hoặc đổ về phía trước quá nhiều làm giảm lực tác
động lên bóng.
Nguyên nhân dẫn đến sai lầm
Khái niệm về kỹ thuật chưa đúng.
Khi đá bóng mắt không nhìn vào bóng.
Cảm giác cơ bắp và sự phối hợp toàn thân chưa tốt.
Cảm giác không gian chưa được chuẩn xác, sợ mũi bàn chân đá xuống
đất.
Quá căng thẳng khi thực hiện
Sức mạnh cơ chân yếu.
Hệ thống bài tập:
- Tập mô phỏng các giai đoạn của kỹ thuật động tác theo hình vẽ trên sân.
- Đặt bóng chết, 1 người dùng gầm bàn chân đè lên phía trước bóng, người kia tập mô phỏng chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng và tiếp xúc bóng.
- Đặt bóng chết cách tường khoảng 15- 25m, đá vào các điểm cố định trên tường.
- Hai người đứng cách nhau 20 – 30m đá bóng chuyền cho nhau.lúc đầu tập đá bóng chết rồi sau tới đá bóng động.
- Tập phát bóng ( bóng chết ) từ vạch 5m50 lên vòng trung tâm sân.
- Tập đá phạt góc.
- Hai người một bóng cách nhau 20 – 30m chạy song song chuyền bóng cho nhau. Sau khi nhận được bóng thì dẫn vài nhịp rồi chuyền trả lại cho đồng đội.
- Dẫn bóng dọc biên xuống khu vực phạt góc thì đá tạt vào khu vực trước cầu môn.
- Đặt bóng chết ở các cự ly và góc độ khác nhau tập sút cầu môn.
- Phối hợp với đồng đội tập sút cầu môn. Trong nhữnh pha phối hợp người chuyền cần chuyền nhiều dạng bóng cùng tính năng khác nhau, sát với yêu cầu thực tế đặt ra để đồng đội tập sút cầu môn.