Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Kỹ thuật dẫn bóng

Kỹ thuật dẫn bóng

Kỹ thuật dẫn bóng

Bóng đá là môn thể thao đối kháng trực tiếp có sự tiếp xúc mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, vì vậy vận động viên dành được vị trí khống chế bóng phải đưa ra những biện pháp hợp lý để kịp thời tìm cơ hội phối hợp tấn công với đồng đội hoặc tự mình đột phá vượt qua hàng phòng ngự của đối phương tạo ra những cơ hội tốt để sút, chuyền bóng cho đồng đội ghi bàn.

Tác giả: Nguyễn Minh Tuấn/10 Tháng Sáu 2014/Categories: Kiến thức thể thao, Phương pháp tập luyện

Rate this article:
No rating

Theo nghĩa hẹp, kỹ thuật dẫn bóng là phương  pháp  dẫn  bóng  tức  là  dùng  một  bộ phận nào đó  của cơ thể để tiếp xúc bóng khiến trái bóng chịu sự điều khiển của người dẫn bóng.
Theo nghĩa rộng, kỹ thuật dẫn bóng là phương pháp không chỉ hất trái bóng theo sự điều khiển của con người mà còn phải vượt qua sự truy cản (cản phá của đối phương)

 

Ky-thuat-dan-bong

 

 

1. Kết cấu của kỹ thuật dẫn bóng:

1.1. Lựa chọn phương pháp dẫn bóng:
Đây là giai đoạn đòi hỏi người dẫn bóng phải có tầm quan sát rộng và phải phán đáng được ý đồ của đối phương.
1.2 Tiếp xúc bóng trong khi chạy:
Tùy vào tình hình cụ thể trong sân trong từng trận đấu đòi hỏi vận dụng vị trí thích hợp nhất để tiếp xúc bóng và quan trọng nhất là phải làm sao giữ bóng trong quyền khống chế của vận động viên.
1.3 Chuẩn bị cho động tác kế tiếp:
Khi nhiệm vụ dẫn bóng kết thúc thì cầu thủ có thể chuyền, pha bóng…để thực hiện được các động tác này thì cơ thể và vị trí bóng phải ở một tư thế có lợi cho động tác kế tiếp đó.

 

2. Yếu lĩnh của kỹ thuật dẫn bóng:

 

2.1 Dẫn bóng bằng lòng bàn chân:
Mục đích dẫn bóng bằng lòng bàn chân để dễ quan sát đối phương, dễ dàng che bóng khi đối phương tranh cướp thường được sử dùng trong tình huấn đối phương vây quanh và không có khoảng trống rộng.
2.2 Dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân:
Tư thế dẫn bóng thì như chạy bình thường than trên hơi đổ về trước bước chân vừa phải không nên quá rộng, chân dẫn bóng nhấc lên, khớp gối hơi rộng, khớp hông đưa về trước,mũi bàn chân tiếp xúc vào phần giữa phía sau quả bóng đẩy bóng về trước, dùng lực tiếp sức vào bóng tùy thuộc vào mục đích dẫn bóng.
2.3 Dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân: Tư thế dẫn bóng như chạy bình thường người hơi đổ về trước, dùng mu ngoài bàn chân tiếp xúc vào giữa và phía sau quả bóng.
2.4 Dẫn bóng bằng mu trong bàn chân:
Tư thế dẫn bóng than trên hơi nghiên sang một bên, thả lỏng tự nhiên than nghiên về một phía chân dẫn bóng hơi gập gối và bẻ ra ngoài mũi bàn chân bẻ ra ngoài và mu trong bàn chân trực diện với hướng bóng đi trước khi chân dẫn bóng chạm đất dùng mu trong bàn chân dẫn bóng.

 

Việc sử dụng mu trong để chắn bóng và còn để thực hiện một số động tác khác. Hất bóng: lợi dụng sự chuyển động của cổ bàn chân bẻ qua một bên để mu trong hoặc mu ngoài tiếp xúc với bóng, sẽ hất bóng sang một bên phía trước mặt phía bên hoặc một bên về phía sau.
Kéo bóng: dùng phần dưới phía trước bàn chân đặt trên bóng hoặc phần trên lệch qua một bên cũng được, còn chân kia đặc phía sau cạnh bên quả bóng, sau đó chân tiếp xúc dùng lực kéo bóng ra phía sau về vị trí của mình.

 

Chặt bóng: dùng lực đột xuất, bất ngờ chuyển thân và dừng đột ngọt khiến cho đối phương trong tích tắc không thể điều khiển được trọng tâm của cơ thể, để dẫn bóng qua phía ngược lại của đối phương.
Dích bóng lên: dùng xương các ngón chân tiếp xúc bóng, đầu tiên tiếp xúc phần dưới của bóng, sau đó đột nhiên dích bóng lên cao.

 

3. Vận dụng kỹ thuật dẫn bóng vượt qua sự phòng thủ của đối phương:

3.1. Dùng tốc độ cao nhanh vựợt qua đối phương:
Người có bóng dùng tốc độ đột biến đẩy mạnh kết hợp với việc chạy nhanh để vượt qua sự cản phá của đối phương.
Chú ý:
- Phía sau anh ta là khoảng trống không có người hỗ trợ
- Anh ta đơn độc, đồng đội rất khó yểm trợ, nhất là khi người dẫn bóng với tốc độ nhanh, người phòng thủ chuẫn bị xông lên cướp bóng.
Người dẫn bóng và người phòng thủ đứng gần nhau, người có bóng đột nhiên đẩy bóng vượt qua.
3.2 Dùng cơ thể để yểm trợ bóng khi qua người: Phương pháp này đòi hỏi:
Người dẫn bóng phải có khả năng dựa sát vào đối phương, không để đối phương tách khỏi mình.
Đòi hỏi giữ bóng cách xa đối phương về một phía, tức là làm sao cho đối phương với chân ra không tới bóng.
Khi chân đã kìm chặc đối phương thì không nên để một chân nghiên về phía bên chân trụ được, bởi vì nếu đối phương duy chuyển thì bản thân mình cũng không giữ được thăng bằng.
3.3 Dùng tốc độ qua người:
Đối phương đứng một bên với người dẫn bóng và người dẫn bóng dùng chân xa đối phương để dẫn bóng và dùng sự thay đổi tốc độ để dẫn bóng nhằm mục đích vượt qua đối phương.
3.4. Kết hợp động tác đẩy, kéo, hất dính… để vượt qua đối phương:
Dùng một chân hoặc hai chân luân lưu làm động tác trên, kết hợp với việc dẫn bóng hợp lý, cùng với việc thay đổi hướng đi và tốc độ.
3.5. Dẫn bóng luồn qua giữa hai chân đối phương:
Người dẫn bóng bị đối phương ngăn cảng trước mặt, phát hiện hai chân danh ra rất rộng, và trọng tâm cơ thể nằm trên hai chân thì đẩy bóng qua giữa hai chân đối phương. Thân người cũng nghiên về một bên đối phương và qua người khống chế bóng.
3.6.  Dẫn bóng vượt qua bên này người vượt qua bên kia:
Phương pháp này sử dụng khi người phòng thủ chỉ tập trung nhìn vào bóng chứ không nhìn người, và anh ta tự cho là có thể với tới bóng. Do đó, khi người phòng thủ đưa chân ra cướp lấy bóng, người dẫn bóng lập tức đưa bóng lên phía trước, chân của người phòng thủ không với tới bóng khi nó rơi xuống đất, trọng tâm cơ thể lại xoay mất rồi, trong lúc này người dẫn bóng phải vượt qua người phòng thủ thật nhanh, tiến lên khống chế bóng.
3.7. Dẫn bóng qua người bằng động tác giả:
Phương pháp này là những hành động bằng chân, bằng thân và bằng đầu, được vận động viên sử dụng khi dẫn bóng nhằm làm cho đối thủ mắt lừa để xảy ra sai lầm.
3.7.1. Thời cơ qua người tốt nhất:
Thời cơ qua người nên quán triệt ngưyên tắc sau đây, là khi đối phương không còn cách thực hiện động tác tranh cướp, hoặc tuy thực hiện động tác tranh cướp nhưng không hiệu quả.
3.7.2. Nắm vững cự ly qua người
Ngoài cách dùng tốc độ nhanh qua người, những cách khác đều cần cách đối phương một bước chân, cự ly này lớn hơn cự ly giữa người dẫn bóng với trái bong đối thủ cao chân dài có thể chạm dược bóng, nhưng không thể chạm bóng trước người dẫn bóng trước được.

 

Trong việc tập luyện các bài tập luyện dẫn bóng phải tập luyện từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp…
Phương pháp giảng giải phân tích và thị phạm kỹ thuật dẫn bóng.
Đội hình luyện tập phải tạo cho học viên sự hứng thú, có thể cho học viên thi đấu theo nhóm.
Các hình thức luyện tập theo nhóm, cá nhân, cả lớp… Những nguyên nhân gây ra sai lầm:
    Khi thực hiện kỹ thuật dẫn bóng mắt chỉ nhìn vào bóng nên không thể quan sát xung quanh dẫn. do năng lực khống chế bóng không tốt hoặc do thoái quen dẫn bóng cúi mặt xuống đất.
    Khi dẫn bóng thân người quá cứng
    Vận dụng kỹ thuật dẫn bóng không hợp lý tạo thành sai lầm khi dẫn bóng
     Khi dẫn bóng bước chân quá dài, trọng tâm cơ thể hơi cao không thể tiếp xúc bóng thuận lợi nên khó khống chế bóng.
    Do tiếp xúc bóng không đúng vị trí nên đường bóng đi không theo ý muốn
    Do bật xa người dẫn nên không khống chế và điều khiển được bóng.

 

Hệ thống bài tập:


1. Bài tập dẫn bóng chậm theo đường thẳng

 

2. Bài tập dẫn bóng theo hình vòng cung

 

3. Dẫn bóng theo đường gấp khúc

 

4. Bài tập dẫn bóng tự do trong khu vực nhất định

 

5. Bài tập dẫn bóng tốc độ 30m luồn qua một cọc

 

6. Bài tập dẫn bóng luồn cọc : Người tập xếp thành một hàng dọc, vận động viên thứ nhất sau khi thực hiện kỹ thuật dẫn bóng qua hàng cọc thì chuyền bóng cho người sau, người sau làm động tác giả cá nhân cũng như vậy dẫn bóng qua hết hàng cọc rồi về đúng ở cúi hàng.

 

7. Bài tập kéo bóng
Ở trong một phạm vi nhất định, dẫn bóng tự do, khi tiếng còi nhất một chân lên, còn chân kia làm trụ, chân giơ lên, dùng mũi chân tiếp xúc phần trên bóng, kéo bóng xoay quanh chân trụ, kéo bóng từng bước từng bước một. 
 8. Bài tập thay đổi chân kéo bóng
Nếu chân trái làm trụ thì chân phải kéo bóng ra sau khoảng 180 độ, và chân phải nhanh chóng chạm đất làm chân trụ, chân trái đặt lên phần trên quả bóng.
 9.  Dẫn bóng vòng qua chướng ngại vật hoặc qua cọc
Người tập luyện xếp thành một hàng dọc, người đầu tiên dẫn bóng qua chướng ngại vật hoặc cọc cuối cùng thì người thứ hai bắt đầu dẫn.
 10. Tập luyện kết hợp chặt đẩy : Trong quá trình dẫn bóng, dùng mu trong bàn chân phải (hoặc cạnh sau chân) chặt bóng, dùng lòng bàn chân trái đẩy bóng tới trước theo đường thẳng, cứ  như vậy luôn phiên làm liên tục.
 11. Tập kết hợp kéo đẩy
Dùng chân phải kéo bóng ra sau thân mình kế đó dùng bàn chân hoặc mu ngoài bàn chân đẩy bóng theo hướng kéo bóng, tiếp tục làm động tác như trên, hai tay thay nhau thực hiện.
 12. Tập đẩy bóng
Lòng bàn chân từ chỗ làm trụ chuyển sang đẩy bóng đi, thân người rướn lên tiếp tục dẫn bóng, và dùng biện pháp tương tự, chân còn lại tập như biện pháp đã tập.

Print

Số lượt xem (933)/Bình luận (0)

Nguyễn Minh Tuấn

Nguyễn Minh Tuấn

Other posts by Nguyễn Minh Tuấn

Comments are only visible to subscribers.