Đoàn thể thao Việt Nam đã đạt được thành công rực rỡ tại SEA Game 27 tổ chức ở Myanmar tháng 12 vừa qua. Sự tập luyện, kinh nghiệm, cống hiến hết mình là những lý do tạo nên thành công này. Nhưng trong sự kiện nói trên, có một nhân tố thành công khác: việc đặt trọng tâm mới vào dinh dưỡng thể thao.
Năm 2012, Herbalife đã trở thành đối tác tài trợ và phát triển dinh dưỡng cho các vận động viên thể thao thành tích cao của Việt Nam, đảm bảo giúp họ tối ưu hóa tiềm năng của mình. Sự hợp tác này sẽ kéo dài trong 5 năm. Kết quả của đoàn thể thao Việt Nam ở SEA Game 27 là dấu hiệu đáng khích lệ của những hỗ trợ ban đầu.
Chuyên môn của tôi là y học thể thao; thông qua công việc 20 năm cùng Ủy ban Olympic Italy và cố vấn cho đội tuyển Đi bộ Đài Loan, đội tuyển Trượt băng Quốc gia Nga, tôi đã nắm được các kiến thức bao quát về những thay đổi có được từ luyện tập thể chất.
Hinh-1-480-9085-1398672637.jpg
Giáo sư De Angelis có mặt tại Việt Nam, chia sẻ kiến thức về dinh dưỡng và vận động trong “Hành trình sức khỏe” châu Á-Thái Bình Dương do Herbalife lần đầu tiên tổ chức.
Theo kinh nghiệm của tôi, nhiều vận động viên tập luyện tích cực, nhưng do ít chú ý tới nhu cầu dinh dưỡng của bản thân nên họ rất dễ bị mệt, thậm chí là đặt sức khỏe của bản thân vào tình trạng nguy hiểm. Ít người nhận thức được rằng dinh dưỡng là điều quan trọng thứ hai cần được nhắm tới, chỉ sau việc tập luyện, nhằm tối đa hóa thành tích. Đây là trường hợp của các vận động viên Việt Nam trước khi có sự hợp tác dinh dưỡng.
Với bất kỳ vận động viên nào, dù là đẳng cấp cao hay ở trình độ nghiệp dư, tập luyện có nghĩa là tìm kiếm sự cải thiện những năng lực nào đó, như tốc độ hay sức bền. Trong mỗi buổi luyện tập, có một câu hỏi được đặt ra cho cơ thể vận động viên là cải thiện các năng lực trên đến cấp độ nào. Vấn đề đáng bàn trong quá trình tập luyện đòi hỏi phải có năng lượng, thứ mà nếu thiếu nó cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi và phải ngưng tập luyện trước khi câu hỏi được diễn đạt một cách trọn vẹn.
Cơ thể nhận nguồn năng lượng từ các bữa ăn của vận động viên trước buổi luyện tập. Tiếp theo là giai đoạn hồi phục, đó là khi cơ thể tạo nên đáp án cho câu hỏi đặt ra. Nó phải dùng tới tất cả các dưỡng chất cần thiết, để tăng cường sức mạnh bằng cách xây dựng các sợi cơ mới; tăng cường sức bền bằng cách tạo ra những mạch máu mới, những tế bào hồng cầu mới, những trạm sản sinh năng lượng mới (mitochondria); hay thêm các enzyme để thúc đẩy các phản ứng hóa sinh trong cơ thể.
Những dưỡng chất kể trên đến từ thực phẩm và sự bù đắp nước và chất điện giải của vận động viên. Nếu vận động viên có chế độ ăn uống hợp lý, câu hỏi được đặt ra trong buổi luyện tập sẽ được giải đáp thấu đáo; ngược lại cơ thể sẽ không thể trả lời câu hỏi một cách hợp lý, và quá trình luyện tập có thể sẽ vô ích.
Vì thế dinh dưỡng đúng không kích thích kết quả thi đấu một cách giả tạo. Dinh dưỡng đúng là làm sao cho phép các bài tập, tất cả các buổi huấn luyện trở nên hiệu quả, nhờ vậy vận động viên có thể đưa thành tích thi đấu của mình lên tầm cao mới.
Một điều quan trọng nữa là không có phương pháp tiếp cận “một công thức chung cho tất cả” cho dinh dưỡng thể thao. Thay vào đó, calo và sự cân bằng của các thành phần cần được thiết kế đặc thù theo các bộ môn thể thao, theo giai đoạn và kiểu bài tập luyện, đồng thời tùy thuộc vào đó là ngày tập luyện hay ngày nghỉ ngơi, và luôn tùy theo đặc điểm cá nhân của vận động viên. Một số môn thể thao như bắn súng và marathon, cần đến thành phần trong chế độ dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau. Nhưng thậm chí ngay những môn thể thao giống nhau cũng có thể có những nhu cầu đặc thù khác nhau, như về chất lượng của protein và loại carbohydrate (chất bột đường).
Trong quá trình làm việc với Ủy ban Olympic Việt Nam, tôi đã lập một biểu đồ để xác định nhu cầu từng dưỡng chất cho mỗi nhóm vận động viên. Viện Dinh dưỡng Việt Nam sau đó đã làm việc để tìm ra phương pháp đáp ứng các nhu cầu này bằng các món ăn Việt Nam. Tiếp đến các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng sẽ cung cấp các thành phần thiếu hụt.
Giáo sư Marco De Angelis