Các sản phẩm protein đậu nành là nguồn thay thế cho các sản phẩm động vật. Các sản phẩm động vật thường chứa nhiều mỡ hơn, đặc biệt là mỡ bão hòa.
Theo PDCAAS đánh giá chất lượng protein soybean ngang với thịt, trứng và và casein về mặt phát triển và sức khỏe.
Một chỉ số đánh giá khác là BV (BV là chỉ số hấp thụ protein). Chỉ số BV của Soybean protein isolate (sản phẩm hỗ trợ 90+% protein) là 74, whole soybean (nguyên hạt) là 96, và sữa soybean milk là 91, trứng là 97.
Chất lượng protein tùy thuộc vào tốc độ và mức độ cơ thể tiêu hóa, hấp thụ và giữ protein. Nghiên cứu năm 2005 so sánh ảnh hưởng trao đổi chất của casein và protein đậu nành trong cơ thể của những người khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy tổng hợp protein của soy protein thấp hơn casein protein. Nói cách khác, cơ thể của bạn không tiêu hóa và xử lý protein đậu nành hiệu quả như một số loại protein khác, như casein.
Mặc dù có đủ loại amino acid cơ bản và khoáng chất quan trọng, đậu nành có chứa phytic axit, một chất cản cơ thể hấp thụ khoáng chất như kẽm, magiê, canxi, và sắt. Đậu nành còn chứa một số chất ngăn chặn một số enzim cơ thể cần để hấp thụ protein. Do đó mặc dù protein đậu nành được PDCAAS đánh giá cao về chất lượng protein, chúng có thể ngăn cản cơ thể bạn hấp thụ một số loại khoáng chất cơ bản và có thể ảnh hưởng đáng kể tới nhóm người thiếu dưỡng chất như ở các nước kém phát triển.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng phytic axit ở đậu nành đã lên men giảm đáng kể trong quá trình lên men. Mặc dù quá trình kết tủa trong đậu cũng giúp giảm phytic axit, tuy nhiên không nhiều bằng lên men.
Nữ
Năm 2001, một bài phê bình cho rằng nữ đã từng hay đang mắc bệnh ung thư ngực nên cẩn thận với khả năng bướu có thể phát triển khi dùng sản phẩm đậu nành, dựa trên nghiên cứu ảnh hưởng của phytoestrogen trên phát triển tế bào ung thư ngực ở động vật. Một phê bình năm 2006 cho rằng đậu nành có thể giảm nguy cơ ung thư ngực nhưng cảnh báo rằng ảnh hưởng của isoflavones trên mô ngực cần xem xét trong trường hợp phụ nữ có nguy cơ ung thư cao. Việc dùng omega-6, tìm thấy trong dầu thực vật như đậu nành có thể tăng khả năng mắc ung thư ở phụ nữ mãn kinh. Phân tích năm 2011 kết luận là: “nghiên cứu của chúng tôi cho rằng hấp thụ insoflavone đậu nành có thể giảm nguy cơ ung thư ngực ở châu á, nhưng không ở các nước phương tây”. Nghiên cứu gần đây 2011, việc sử dụng 200mg isoflavones đậu nành trong 2 năm không ngăn chặn mất xương, hay các triệu chứng mãn kinh.
Nam
Do lượng phytoestrogen, một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ đậu nành có thể ảnh hưởng tới mức testosterone ở nam. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2010 chỉ ra rằng tiêu thụ đậu nành hay sản phẩm hỗ trợ isoflavone không làm thay đổi mức độ testosterone hay estrogen ở nam. Thêm vào đó, lượng tiêu thụ đậu nành không có ảnh hưởng tới mức độ hay chất lượng của tinh trùng. Năm 2009 nghiên cứu trên quy mô rộng chỉ ra rằng tiêu thụ sản phẩm đậu nành có thể liên quan tới việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam.
thachsanh: ý kiến cho rằng đậu nành có thể ảnh hưởng tới lượng tinh trùng có lẽ dựa trên nghiên cứu năm 2008 của Jorge Chavarro trong thời gian 3 tháng trên 99 bệnh nhân tại một viện vô sinh. Tuy nhiên, lượng giảm này không chỉ ra rằng nó có ảnh hưởng gì lớn. Đồng thời, các yếu tố phụ liên quan đã không được tính kỹ. Ví dụ, lượng tinh trùng có thể là do ảnh hưởng của cân nặng của nhóm dùng nhiều đậu nành (béo). Béo phì cũng là một yếu tố có thể giảm tinh trùng và tăng khả năng vô sinh, có thể đây mới là nguyên nhân chính. Nghiên cứu cũng có những thiếu sót khác. Và nếu bạn dùng ít sữa đậu nành hàng ngày thì nghiên cứu này cũng cho rằng bạn sẽ không gặp nguy hiểm.
thachsanh(webthehinh.com)